Tin liên quan
Đọc nhiều
Miền Tây với công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững
Nhờ hàng loạt chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, miền Tây giờ đây đang thay da đổi thịt từng ngày, những nương sắn, đồi ngô, ruộng lúa bậc thang, cánh rừng xoan, lát xanh ngút ngàn trải dài tít tắp... tất cả như minh chứng cho cuộc sống ấm no đang hiện hữu.
Ảnh minh họa.
Hàng ngàn hộ dân từ cảnh nghèo đói đã có sự bứt phá, nỗ lực vươn lên để thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình ông Phạm Văn Phúc, thôn Quang Bái, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) được thụ hưởng chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, cùng với tính chịu thương chịu khó, lập kế hoạch thoát nghèo, đã lựa chọn mô hình trồng cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng, mỗi năm trừ chi phí cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Điều kiện kinh tế ổn định, ông Phúc đã viết đơn xin rút ra khỏi hộ nghèo. Ông Phúc chỉ là một trong hàng chục hộ gia đình ở xã Quang Trung tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo.
Công tác giảm nghèo ở huyện Ngọc Lặc được xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Mỗi địa phương đã tiến hành rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách để bảo đảm tính minh bạch, đúng đối tượng; đồng thời hạn chế chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường chính sách hỗ trợ cho vay có hoàn trả, có điều kiện và có thời hạn; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng... Nhờ thực hiện tốt các giải pháp, nhiều chương trình giảm nghèo đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, điển hình như: Mô hình phát triển vùng trồng rau an toàn, phấn đấu đến năm 2020 có 1.500 ha rau, quả, thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày; xây dựng vùng lúa thâm canh tại các xã Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Quang Trung, Minh Sơn, Kiên Thọ... Trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế, đó là gia đình ông Bùi Văn Quang, thôn Quang Hòa, xã Quang Trung trồng 1,2 ha chanh leo kết hợp trồng nghệ, trồng gấc, 250 gốc bưởi Diễn và 2 ha trồng keo; gia đình ông Nguyễn Trung Dũng, xã Minh Sơn với mô hình trồng mía, keo lấy gỗ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm...
Tại huyện Như Thanh, để triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo, huyện đã đẩy mạnh việc lồng ghép các Chương trình 30a, 135, 134, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa... Ngoài ra, huyện cũng hỗ trợ vốn, cây trồng, vật nuôi; chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân... Năm 2018, thu nhập bình quân của người dân là 27,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 5-7%/năm.
Trong 3 năm trở lại đây, huyện Mường Lát đã triển khai 12 mô hình giảm nghèo với gần 2.500 hộ gia đình tham gia, tiêu biểu như hỗ trợ bò giống, chăn nuôi gia súc dưới tán rừng; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhiều mô hình tiêu biểu như sản xuất thâm canh cây lúa nước trên ruộng bậc thang bằng sử dụng phân viên nén dúi sâu, sử dụng giống lúa mới tại bản Khằm, xã Trung Lý, bản Chai, xã Mường Chanh, bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn; mô hình trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản bước đầu được triển khai ở 6 hộ, tại 5 bản thuộc 3 xã Trung Lý, Nhi Sơn, Tén Tằn...
Bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2016 tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện được 296 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 19 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; giai đoạn 2016-2018 các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh thực hiện 115 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và hàng chục dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề tại các huyện nghèo và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn cho trên 160.000 lượt hộ dân. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo bước đầu đã phát huy hiệu quả, giúp trên 40.000 hộ nghèo và trên 10.000 hộ nghèo đa chiều vươn lên thoát nghèo bền vững.
Gia Bảo
{name} - {time}
- 2023-03-24 16:26:00
Hiệu quả từ mô hình cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu ở Như Thanh
- 2023-03-24 15:39:00
Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 tại Công ty Điện lực Thanh Hóa
- 2019-04-16 17:57:00
Chỉ số CPI quý 1 tăng 2,58% so với cùng kỳ
Câu chuyện khởi nghiệp của anh “Chính ốc nhồi”
Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Huyện Nga Sơn: Huy động gần 179 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới
Giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Lang Chánh đạt trên 57 tỷ đồng
Hiệu quả từ mô hình tổ hợp tác chăn nuôi VietGap tại xã Hoằng Phượng
Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa nêu cao 5 trách nhiệm trong hoạt động
Xã Cán Khê phát huy tiềm năng, thế mạnh đồi, rừng
Xây dựng cơ chế giám sát phường, họ
Huyện Như Xuân thu hút được 4 doanh nghiệp liên kết trong lĩnh vực chăn nuôi