Khơi nguồn thu hút đầu tư
(Ảnh minh họa)
Bức tranh đầu tư trên địa bàn Thanh Hóa 5 năm qua đã có thêm những gam màu sáng khi toàn tỉnh thu hút được 1.072 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký 114.500 tỷ đồng và 3,6 tỷ USD. Dù gấp gần 2 lần giai đoạn 2011-2015, nhưng so với tiềm năng, lợi thế thì con số này vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX tiếp tục xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025 là “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn”.
Trong 9 nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội đề ra trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cùng với đó là rà soát, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX).
Đồng thời, để đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là phấn đấu trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Hội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc, thì việc tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để thu hút đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta không sợ thiếu bất kỳ nguồn lực phát triển nào, kể cả nguồn lực tài chính và khoa học - công nghệ cao, mà chỉ sợ thiếu cơ chế, chính sách tốt và một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thời gian qua Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả nguyên tắc “4 tăng, 2 giảm, 3 không” trong giải quyết thủ tục hành chính. Đó là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường công khai minh bạch, tăng trách nhiệm trong thực thi công vụ và tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính; không phiền hà, sách nhiễu, không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá một lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định trình giải quyết công việc và không giới hạn trong giải quyết hồ sơ thủ tục của các nhà đầu tư. Những vấn đề này cần tiếp tục được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Cùng với đó, cần phải thực hiện có hiệu quả nguyên tắc “2 đồng hành” và “3 cam kết” với các nhà đầu tư. Đó là đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn địa điểm đầu tư và đồng hành giải quyết các thủ tục đầu tư. Cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng, cam kết về đầu tư các hạ tầng thiết yếu đến chân hàng rào dự án và cam kết giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án.
Đây là những yêu cầu không mới, nhưng lại đòi hỏi cách làm phải mới với quyết tâm cao mới đáp ứng được yêu cầu.
Môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, Thanh Hóa sẽ khơi được nguồn đầu tư lớn hơn, sớm đạt được các mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025.
Lam Vũ
{name} - {time}
- 2023-12-03 14:43:00
Hà Trung nỗ lực hoàn thành mục tiêu kinh tế năm 2023
- 2023-12-03 14:42:00
Triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
- 2020-11-02 21:43:00
Tổng Giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu Thanh Hóa năm 2020
Tín hiệu tích cực từ thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi
Doanh nghiệp may mặc nỗ lực tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu
Để ngành nông nghiệp phát triển an toàn
Quý III/2020, Tập đoàn FLC ước lãi gần 600 tỷ đồng , tăng 9 lần so với cùng kỳ
Long lanh “Giọt ngọc” Thất Sơn
Kế hoạch định giá đất trên địa bàn Thanh Hóa năm 2020
Tín dụng chính sách góp phần xóa đói, giảm nghèo
Hiệu quả bảo an tín dụng tại huyện Nga Sơn
Kết quả từ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân