(Baothanhhoa.vn) - Để nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây huyện Thường Xuân kêu gọi, vận động người dân đầu tư nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, mang thương hiệu riêng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân thực hiện nhiều giải pháp phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây huyện Thường Xuân kêu gọi, vận động người dân đầu tư nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, mang thương hiệu riêng.

Mô hình trồng bưởi Diễn của Công ty CP Hạ tầng cảnh quan Hoàng Gia ở xã Ngọc Phụng.

Theo chân cán bộ xã Ngọc Phụng, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây bưởi Diễn của Công ty CP Hạ tầng cảnh quan Hoàng Gia. Anh Lê Xuân Hoằng, giám đốc công ty, cho biết: Năm 2016, qua thông tin đại chúng tôi biết huyện Thường Xuân đang có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn huyện. Sau một thời gian khảo sát để đầu tư trồng cây ăn quả. Được xã Ngọc Phụng cho công ty thuê 10 ha đất để trồng cây ăn quả. Năm đầu tiên, công ty đã đưa cây bưởi Diễn vào trồng, với diện tích 3,5 ha, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật như, cơ giới hóa làm đất, bón phân hữu cơ, hệ thống tưới nhỏ giọt, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng/ha. Đến thời điểm này, công ty đã đầu tư trồng 1.700 gốc bưởi Diễn trên diện tích 5ha. Để cây bưởi sinh trưởng tốt, năm nay tôi quyết định không cho ra quả để điều tiết sự tăng trưởng của cây, năm sau cây sẽ cho ra nhiều quả, chất lượng bưởi ngon hơn. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục đầu tư trồng thêm bưởi da xanh, cam ruột đỏ và một số loại cây ăn quả khác.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển các sản phẩm lợi thế, những năm qua huyện Thường Xuân đã tập trung dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai để sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp vào địa bàn huyện; vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, huyện đã hình thành được vùng lúa thâm canh trên diện tích 230 ha tại các xã Ngọc Phụng, Xuân Dương, Thọ Thanh; 95 ha mía thâm canh tập trung tại xã Thọ Thanh, Xuân Dương; cây ăn quả tập trung tại xã Thọ Thanh, Ngọc Phụng, Xuân Cẩm, Luận Thành, Lương Sơn, với diện tích 56 ha; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Dương, Thọ Thanh, Ngọc Phụng; cây thức ăn cho gia súc tại các xã vùng cao... bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình còn đầu tư xây dựng các trang trại, gia trại chăn nuôi, như: Mô hình chăn nuôi gà lông màu ở xã Luận Thành, quy mô trên 1.000 con; trang trại chăn nuôi bò vàng ở xã Lương Sơn; chăn nuôi lợn nái sinh sản ở các xã Xuân Thắng, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Bát Mọt. Ngoài ra, phong trào cải tạo vườn tạp đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các xã.

Để nâng cao hiệu quả các mô hình, góp phần tạo sức lan tỏa về sản phẩm nông nghiệp sạch trong đời sống xã hội nói chung, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hiện nay huyện Thường Xuân tiếp tục chỉ đạo các xã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về: “Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới huyện Thường Xuân, giai đoạn 2016-2020”. Trong đó, tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và mời gọi các doanh nghiệp và liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người dân; xây dựng thành công các mô hình cây ăn quả tập trung; xây dựng vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap...


Bài và ảnh Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]