(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, trên địa bàn huyện Thường Xuân, việc tích tụ, tập trung đất đai để hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây trồng hàng hóa đã phát huy hiệu quả. Từ đó, giảm dần tập quán canh tác nhỏ lẻ, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,... mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thường Xuân, việc tích tụ, tập trung đất đai để hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây trồng hàng hóa đã phát huy hiệu quả. Từ đó, giảm dần tập quán canh tác nhỏ lẻ, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,... mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Thường Xuân đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đaiTích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao tại cánh đồng Suội, xã Xuân Dương.

UBND xã Xuân Dương đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện tích tụ, tập trung được 90 ha, tại 3 thôn Vụ Bản, Tân Lập và Xuân Thịnh. Đưa chúng tôi đi thăm cánh đồng Suội, ông Đỗ Bình Minh, chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: Trước đây, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế không cao nên người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp, nhiều diện tích đất bị bỏ hoang. Từ năm 2015 đến nay, sau khi thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, địa phương đã tiến hành quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao với diện tích hơn 70 ha, năng suất bình quân từ 65 đến 70 tạ/ha/vụ, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,3 lần so với trước đây. Trong quá trình sản xuất, người dân được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Bên cạnh đó, xã còn chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, như: 3,6 ha trồng cây ăn quả, 10 ha sản xuất mía cao sản, mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP... Theo ông Minh, tuy diện tích tích tụ, tập trung đất đai của xã chưa phải là lớn, song đây là tín hiệu vui và không còn diện tích bị bỏ hoang như trước, việc sản xuất tập trung quy mô lớn đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua huyện Thường Xuân đã tập trung dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung được hơn 500 ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật... Theo đó, huyện đã hình thành được vùng lúa thâm canh với diện tích 200 ha tại các xã Ngọc Phụng, Xuân Dương, Thọ Thanh; 250 ha mía thâm canh tập trung tại xã Thọ Thanh, Xuân Dương...; cây ăn quả tập trung tại xã Thọ Thanh, Ngọc Phụng, Luận Thành,... với diện tích gần 50 ha; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Dương, Thọ Thanh, Ngọc Phụng...; cây thức ăn chăn nuôi 65 ha tại xã Thọ Thanh... Ngoài ra, nhiều hộ gia đình còn đầu tư xây dựng các trang trại, gia trại chăn nuôi, như: Mô hình chăn nuôi gà lông màu quy mô trên 1.000 con, chăn nuôi bò vàng, chăn nuôi lợn nái sinh sản... Việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, chú trọng chuyển đổi từ các cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật gắn với tiêu thụ sản phẩm, như: Dưa Kim Hoàng hậu, dưa chuột bao tử, táo xanh,... Bà Hà Thị Nguyệt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Từ những kết quả ban đầu, thời gian tới, huyện Thường Xuân sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung đất đai. Theo đó, huyện, các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, phân tích rõ lợi ích và xác định việc tích tụ, tập trung đất đai là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, nhằm tạo sự đồng thuận của người dân. UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai, phổ biến bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; đồng thời triển khai kế hoạch của huyện và xây dựng kế hoạch cụ thể để tích tụ, tập trung đất đai nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các hộ dân tiếp cận đất đai tập trung đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao. Lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; từ đó, huy động nguồn lực đầu tư; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các vùng chuyên canh nông nghiệp ở các xã Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng, Lương Sơn...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]