(Baothanhhoa.vn) - Huyện Quan Sơn có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 83.299 ha; trong đó, diện tích rừng hỗn giao có cây nứa, vầu là 15.689,17 ha; rừng nứa, vầu 24.862,29 ha. Như vậy, diện tích có nứa, vầu chiếm tới gần 49% diện tích rừng của toàn huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Sơn nâng cao giá trị cho cây nứa, vầu

Huyện Quan Sơn có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 83.299 ha; trong đó, diện tích rừng hỗn giao có cây nứa, vầu là 15.689,17 ha; rừng nứa, vầu 24.862,29 ha. Như vậy, diện tích có nứa, vầu chiếm tới gần 49% diện tích rừng của toàn huyện.

Huyện Quan Sơn nâng cao giá trị cho cây nứa, vầu

Một cơ sở chế biến nứa, vầu tại xã Tam Lư (Quan Sơn).

Con số về diện tích đã cho thấy nứa, vầu là loại cây chủ đạo trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện Quan Sơn và hiện cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính của nhân dân nơi đây. Do đó, để nâng cao giá trị cho 2 loại cây này, những năm qua, huyện Quan Sơn đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ dân nâng cao năng suất, chất lượng cho cây nứa, vầu thông qua thực hiện các biện pháp phát dọn vệ sinh rừng nứa, vầu, chặt bỏ cây sâu bệnh, già cỗi và những gốc khai thác quá cao, tạo đất tơi xốp, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây, kỹ thuật bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho đất để cây sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm đến vấn đề bảo vệ tốt diện tích rừng nói chung và diện tích rừng nứa, vầu nói riêng, không để xảy ra tình trạng cháy rừng. Ngoài ra, để nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích vầu được trồng mới, huyện đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn các hộ thực hiện kỹ thuật ươm hạt vầu giống để trồng thay thế cho diện tích cây vầu đang bị thoái hóa do khai thác lưu cữu nhiều năm và sử dụng giống cây trồng trên diện tích rừng hỗn giao. Hiện, tại xã Tam Lư đã ươm thành công hạt vầu giống; đây là cơ sở quan trọng để các địa phương trên địa bàn huyện thực hiện thành công mục tiêu thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích trồng vầu.

Ngoài việc tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện năng suất, chất lượng, để nâng cao giá trị cho 2 loại cây lâm sản này, huyện Quan Sơn còn chú trọng gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với chế biến. Theo đó, huyện đã thu hút các doanh nghiệp chế biến lâm sản, trong đó có các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu nứa, vầu. Việc thu hút doanh nghiệp phát triển chế biến đã giúp cho giá trị kinh tế từ cây nứa, vầu được nâng lên đáng kể. Anh Vi Văn Pua, hộ trồng vầu tại xã Tam Lư (Quan Sơn), cho biết: Vầu sau thu hoạch, nếu bán cho đại lý thì giá chỉ đạt 1.700 đồng/kg, nhưng bán cho doanh nghiệp trực tiếp thu mua thì giá đạt tới 2.000 đến 2.200 đồng. Vì vậy, lợi nhuận từ việc trồng nứa, vầu của người dân được nâng lên đáng kể. Đối với gia đình anh, để có thị trường tiêu thụ ổn định cho cây vầu, gia đình anh đã đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng cho cây vầu thông qua việc chặt, tỉa cành, xới đất, bón phân. Nhờ đó, vầu to, đẹp, đạt năng suất cao và được doanh nghiệp thu mua với giá cao.

Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến không những nâng cao giá trị kinh tế cho cây nứa, vầu mà còn tạo việc làm cho lao động địa phương. Hiện, trên địa bàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản. Bình quân, mỗi cơ sở sản xuất giải quyết việc làm cho 10-15 lao động, với mức thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích trồng nứa, vầu và thu hút doanh nghiệp chế biến đã từng bước nâng cao giá trị cho cây nứa, vầu của huyện; phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, song vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với khai thác, chế biến lâm sản chưa hợp lý, hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao. Do đó, để tiếp tục nâng cao giá trị kinh tế cho cây nứa, vầu, huyện Quan Sơn sẽ giữ ổn định diện tích rừng nứa, vầu hiện có. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng cho cây nứa, vầu nhằm cải tạo nâng cao chất lượng rừng đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng hóa của thị trường. Thực hiện trồng xen dặm cây nứa, vầu vào diện tích rừng tự nhiên. Tiếp tục kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, tạo mạng lưới kinh doanh sản phẩm nứa, vầu, tinh chế sản phẩm và ổn định thị trường tiêu thụ.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]