(Baothanhhoa.vn) - Phú Lộc là xã vùng màu, có khoảng 200 ha đất màu phù hợp với các loại cây trồng hàng hóa vụ đông. Những năm qua, xã đã đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng, vì thế đã chủ động được tưới tiêu. Người dân trong xã có truyền thống trong lao động sản xuất, cần cù chịu khó, hay lam hay làm, ham học hỏi, không ngừng cải tiến phương thức sản xuất, đổi mới tư duy trong nông nghiệp. Không chỉ chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật ở địa phương, người dân Phú Lộc còn luôn thể hiện chữ tín, ý thức trách nhiệm cao của mình trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác. Thêm vào đó là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc nhiệt tình, có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Là vùng đất chỉ có diện tích sản xuất nông nghiệp, trồng cây gì, làm thế nào để tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân trên chính đồng đất quê hương là điều mà các thế hệ lãnh đạo xã Phú Lộc luôn trăn trở, để tìm tòi hướng đi đúng đắn, hi

Huyện Hậu Lộc tập trung nâng cao giá trị cây trồng vụ đông

Phú Lộc là xã vùng màu, có khoảng 200 ha đất màu phù hợp với các loại cây trồng hàng hóa vụ đông. Những năm qua, xã đã đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng, vì thế đã chủ động được tưới tiêu. Người dân trong xã có truyền thống trong lao động sản xuất, cần cù chịu khó, hay lam hay làm, ham học hỏi, không ngừng cải tiến phương thức sản xuất, đổi mới tư duy trong nông nghiệp. Không chỉ chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật ở địa phương, người dân Phú Lộc còn luôn thể hiện chữ tín, ý thức trách nhiệm cao của mình trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác. Thêm vào đó là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc nhiệt tình, có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Là vùng đất chỉ có diện tích sản xuất nông nghiệp, trồng cây gì, làm thế nào để tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân trên chính đồng đất quê hương là điều mà các thế hệ lãnh đạo xã Phú Lộc luôn trăn trở, để tìm tòi hướng đi đúng đắn, hiệu quả cho người nông dân” - đồng chí Đoàn Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc chia sẻ.

Huyện Hậu Lộc tập trung nâng cao giá trị cây trồng vụ đôngCây trồng vụ đông của xã Phú Lộc đang được tập trung chăm sóc phát triển xanh tốt.

Được biết, vụ đông năm nay, xã Phú Lộc đưa vào gieo trồng gần 200 ha cây trồng vụ đông, trong đó tập trung vào một số cây trồng chủ lực như: cây ngô ngọt 50 ha, cây ớt 38 ha, rau cải chân vịt 16,1 ha, đậu tương rau 17,5 ha, cây rau màu các loại 10,5 ha... Toàn xã đã gieo trồng xong vụ đông từ ngày 5 đến 7-10. Trên đất lúa màu đã sử dụng giống ngắn ngày để tạo quỹ đất sớm cho các loại cây trồng vụ đông. Tiếp tục nạo vét các tuyến mương tưới, tiêu để kịp thời tiêu úng khi có mưa, lụt xảy ra. Cử cán bộ thường xuyên thăm đồng có dự báo sớm, chính xác tình hình sâu bệnh bảo vệ cây trồng. Mặc dù bước vào vụ đông với nhiều khó khăn do thiên tai, thời tiết, dịch bệnh, song cấp ủy, chính quyền xã, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc vẫn luôn sát cánh, động viên bà con nông dân nỗ lực, cố gắng thường xuyên bám sát ruộng đồng, giữ vững sản xuất.

Là xã vùng màu, Hoa Lộc cũng có điều kiện thuận lợi tương tự như xã Phú Lộc để có thể tập trung một số diện tích phát triển cây trồng vụ đông. Đồng chí Trịnh Quốc Phượng, Chủ tịch UBND xã Hoa Lộc cho biết: “Vụ đông năm nay, toàn xã có 65 ha diện tích cây trồng vụ đông, tập trung các loại cây như: ớt, khoai tây, ngô ngọt... và đan xen một ít diện tích cây rau màu. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, xã đã cho nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy phục vụ tưới tiêu. Giao nhiệm vụ cho cán bộ khuyến nông phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp của xã có giải pháp chăm sóc bảo vệ cây trồng hàng hóa. Đồng thời tích cực tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, ký kết hợp đồng với các đơn vị thu mua nông sản hàng hóa cho nông dân. Vì thế, đến nay diện tích cây trồng vụ đông của xã đang được chăm sóc tốt, bà con yên tâm phấn khởi sản xuất”.

Không chỉ Phú Lộc, Hoa Lộc mà nhiều xã trên địa bàn huyện có diện tích sản xuất vụ đông hiệu quả, như các xã: Liên Lộc 117,5 ha; Quang Lộc 128,1 ha; Hòa Lộc 155,5 ha; Hưng Lộc 81 ha... Theo kế hoạch vụ đông năm nay, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện Hậu Lộc đạt trên 2.500 ha trở lên, phấn đấu sản lượng lương thực đạt 2.475 tấn, giá trị bình quân đạt trên 80 triệu đồng/ha/vụ. Trong đó, diện tích cây ngô 550 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 2.750 tấn. Cây lạc 200 ha, năng suất đạt 28 tạ/ha, sản lượng đạt 560 tấn. Cây hàng hóa các loại 750 ha, giá trị thu nhập đạt 120 triệu đồng/ha/vụ. Cây hành, tỏi 100 ha, năng suất đạt 16 tấn/ha, sản lượng 1.600 tấn. Cây khoai lang 200 ha, năng suất đạt 18 tấn/ha; sản lượng 3.600 tấn. Cây khoai tây 200 ha, năng suất đạt 15 tấn/ha, sản lượng 3.000 tấn. Cây rau màu các loại 550 ha, giá trị thu nhập 100 triệu đồng ha/vụ.

Đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trồng được 1.700 ha cây trồng vụ đông (đạt 70% kế hoạch). Để nâng cao giá trị sản xuất, giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng vụ đông năm nay, huyện Hậu Lộc đang tập trung nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, chỉ đạo điều hành sản xuất và quản lý Nhà nước đối với sản xuất trồng trọt. Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện đúng cơ cấu giống và lịch thời vụ; quy trình kỹ thuật canh tác để sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh thực hiện tích tụ ruộng đất, tổ chức sản xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao. Nhân rộng các mô hình trồng trọt áp dụng công nghệ cao. Tích cực tìm kiếm thị trường, kêu gọi các doanh nghiệp liên kết với các HTX và hộ nông dân để cùng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất, liên kết với nông dân thông qua HTX dịch vụ nông nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, ưu tiên sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất ngành trồng trọt của huyện, của tỉnh như: chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, chính sách sản xuất cây vụ đông. Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đã có và phát triển thêm các chuỗi liên kết mới. Thực hiện tốt việc khảo sát, dự báo thị trường để chỉ đạo, khuyến cáo các hộ nông dân điều chỉnh phương án sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng được mùa mất giá.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]