(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu hướng tất yếu đối với phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Đông Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Đông Sơn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Huyện Đông Sơn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Anh Tuấn, thôn Yên Cẩm 1, xã Đông Yên.

Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu hướng tất yếu đối với phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Đông Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

Nhờ đó, nhiều mô hình đã hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Chúng tôi tìm đến khu sản xuất nông nghiệp CNC của gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh, thôn Yên Cẩm 1, xã Đông Yên (Đông Sơn) vào những ngày đầu năm. Tại khu nhà lưới, chúng tôi đã cảm nhận được không khí làm việc tươi vui, hối hả, hăng say chuẩn bị cho vụ trồng mới. Đưa chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Tuấn Anh chia sẻ: “Sau nhiều năm nghiên cứu, tôi nhận thấy canh tác truyền thống có nhiều bất cập, rủi ro mà hiệu quả kinh tế không cao, nên năm 2016 đã quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng nhà lưới, phát triển nông nghiệp CNC. Trên diện tích hơn 2 ha đất được chia thành các khu nhà lưới để sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau như dưa Kim Hoàng hậu, cà chua; bên cạnh đó, mỗi dịp gần tết, tôi còn trồng hoa để phục vụ người dân ở địa phương”. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, anh Tuấn Anh còn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, các phương pháp ghép cành, sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Theo anh Tuấn Anh, tuy phát triển nông nghiệp CNC phải có vốn đầu tư lớn nhưng quy trình sản xuất không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Hiện nay, các sản phẩm của gia đình anh chủ yếu được tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch và ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, doanh thu đạt khoảng 1,2 tỷ đồng/năm.

Có thể nói, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp CNC là một xu thế tất yếu. Để phát triển nông nghiệp CNC, việc đổi mới khoa học - kỹ thuật được xem là một trong những giải pháp then chốt, giúp giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp như nhà màng, nhà lưới, sử dụng hệ thống lưới tiết kiệm, nhỏ giọt, tự động và bán tự động, đèn LED... Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Điều này cũng giúp giảm bớt sự lệ thuộc của quá trình sản xuất nông nghiệp vào các yếu tố tự nhiên, như: thời tiết, khí hậu... Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành được 7 mô hình sản xuất nông nghiệp CNC tại các xã Đông Tiến, Đông Thịnh, Đông Yên, Đông Minh, Đông Văn,... với quy mô mỗi nhà màng từ 1.000m2 trở lên; riêng 2 mô hình ở 2 xã Đông Tiến và Đông Thịnh, có diện tích 10.000m2; với các sản phẩm như dưa Kim Hoàng hậu, dưa chuột baby, các loại rau... Trong đó, có 2 sản phẩm là dưa Kim Hoàng hậu và dưa chuột baby của Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp CNC Thiên Trường 36 sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Các mô hình này đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích, tạo việc làm cho lao động và mang lại hiệu quả kinh tế gấp 5 đến 10 lần so với sản xuất thông thường. Về các giải pháp hỗ trợ người dân ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đông Sơn, cho biết: Từ hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, huyện Đông Sơn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy, tạo chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của người dân về nhu cầu thị trường, xu hướng lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp CNC, quy mô lớn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho người dân để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC. Các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải bảo đảm an toàn, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có thông tin truy xuất nguồn gốc, bao bì tem nhãn sản phẩm thông tin đầy đủ. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm của các đơn vị tham gia chương trình OCOP như xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì, quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm...

Kim Ngọc


Kim Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]