(Baothanhhoa.vn) - Tăng trưởng liên tục trong thời gian dài của ngành chăn nuôi đã góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng. Xu hướng chăn nuôi có sự dịch chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ công tác giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi tại vùng GAHP

Tăng trưởng liên tục trong thời gian dài của ngành chăn nuôi đã góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng. Xu hướng chăn nuôi có sự dịch chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại.

Cán bộ nông nghiệp kiểm tra, giám sát các sản phẩm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt tại đại lý phân phối vật tư nông nghiệp xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy.

Theo đó, thức ăn cung cấp cho ngành chăn nuôi chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất, cung cấp thức ăn chăn nuôi trong nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng chủ yếu là các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ, vì vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và quản lý chất lượng còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác nước ta phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do chạy theo lợi nhuận, trên thị trường vẫn còn một số đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi kém chất lượng; việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh cấm,... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và an toàn thực phẩm, sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Để tăng cường công tác giám sát, quản lý thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, ngoài việc thực hiện các đợt thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại các cơ sở, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh về việc sử dụng các loại thức ăn, vitamin, bảo đảm môi trường, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi..., thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện công tác đánh giá thực trạng tồn dư hóa chất độc hại trong thức ăn chăn nuôi tại các vùng GAHP. Theo đó, Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa đã phối hợp với Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện lấy mẫu giám sát chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi tại các vùng GAHP. Qua đó, nhiều mẫu thức ăn được sử dụng trong quá trình chăn nuôi tại các đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi và trang trại chăn nuôi lợn vùng GAHP đã được lấy và đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ số vi lượng, vi chất, thông qua đó đánh giá chất lượng thức ăn mà các cơ sở, hộ chăn nuôi đã và đang sử dụng.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa, từ năm 2012 đến hết tháng 9- 2018, trung tâm đã thực hiện 6 đợt giám sát chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi tại các vùng GAHP, qua đó, đã tiến hành lấy 160 mẫu thức ăn tại các cửa hàng đại lý và hộ chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi GAHP tại 5 vùng chăn nuôi ưu tiên thuộc các huyện: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Triệu Sơn, Thọ Xuân và Yên Định để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng, độ ẩm, độc tố nấm mốc, tồn dư kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng, đặc biệt là các chất cấm, như: Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine. Kết quả phân tích cho thấy, 100% số mẫu không phát hiện các chỉ tiêu Clebuterol, Salbutamol, Ractopamine. Các nhóm chỉ tiêu dinh dưỡng hầu hết đều có kết quả đúng so với công bố chất lượng.

Qua đánh giá của Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa, cho thấy: Việc phân tích mẫu đã đánh giá khái quát được thực trạng chất lượng thức ăn chăn nuôi, hàm lượng dư lượng kháng sinh, chất cấm, vi sinh vật và kim loại nặng. Qua đó, giúp các đơn vị quản lý nắm bắt được tình hình sử dụng các loại thức ăn của các cơ sở, hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm, lực lượng chức năng cũng đã có điều kiện khuyến cáo, cảnh báo cho các cơ sở, hộ chăn nuôi vùng GAHP nói riêng và các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nói chung về việc biết và lựa chọn những loại thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng để sử dụng trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, thông qua nhiều đợt giám sát chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi tại các vùng GAHP đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kiến thức của người chăn nuôi về việc lựa chọn mua, sử dụng và bảo quản thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình.

Từ những hiệu quả đem lại của công tác giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi tại vùng GAHP, ngành nông nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng địa bàn thực hiện việc giám sát, lấy mẫu thức ăn được phân phối tại các đại lý và sử dụng trong các trang trại, gia trại để đem đi kiểm nghiệm. Đồng thời, xây dựng phương án, kế hoạch giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi cho các địa phương trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Hiện nay, ngành chăn nuôi tỉnh nhà đang hướng đến an toàn thực phẩm, vì vậy, thông qua công tác giám sát, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang phổ biến, tuyên truyền cho các hộ dân về việc sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi theo từng giai đoạn, không sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi có chứa hàm lượng kháng sinh cao và sử dụng kháng sinh cấm, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ đó tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]