(Baothanhhoa.vn) - Từ 1 ha đất nông nghiệp của gần 40 hộ dân, đến nay, với sự đầu tư, ứng dụng hiệu quả các kiến thức khoa học – kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình trồng rau an toàn (RAT) ở xã Quảng Lưu (Quảng Xương) đã phát triển lên 4 ha cho giá trị, hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện, sản phẩm RAT có thị trường tiêu thụ ổn định, từng bước xây dựng được thương hiệu RAT của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình trồng rau an toàn ở xã Quảng Lưu

Từ 1 ha đất nông nghiệp của gần 40 hộ dân, đến nay, với sự đầu tư, ứng dụng hiệu quả các kiến thức khoa học – kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình trồng rau an toàn (RAT) ở xã Quảng Lưu (Quảng Xương) đã phát triển lên 4 ha cho giá trị, hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện, sản phẩm RAT có thị trường tiêu thụ ổn định, từng bước xây dựng được thương hiệu RAT của địa phương.

Hiệu quả mô hình trồng rau an toàn ở xã Quảng Lưu

Nông dân chăm sóc dưa Kim Hoàng Hậu.

Năm 2018, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự ủng hộ của bà con nông dân, anh Lê Thế Đạt và đồng nghiệp đã mạnh dạn thành lập HTX sản xuất RAT xã Quảng Lưu. Thời gian đầu do khó khăn về nguồn vốn, cùng với đó là chưa hiểu biết về hình thức canh tác của bà con nông dân, nhất là các tập tục canh tác còn lạc hậu, còn lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do vậy, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhằm thay đổi tư duy để sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao cho bà con nông dân, cùng với tích cực tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, bón phân hợp lý, lãnh đạo HTX đã đến từng hộ gia đình để vận động bà con nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất RAT... Sau gần 2 tháng kiên trì tuyên truyền, vận động, HTX đã kêu gọi tích tụ được 1ha đất nông nghiệp (gần 40 hộ) và bắt đầu đầu tư xây dựng 7.000m2 nhà lưới để sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP với các loại cây trồng như khoai tây, hành hoa và rau, củ, quả.

Để việc sản xuất các loại cây trồng mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cán bộ kỹ thuật của HTX đã hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc RAT cho bà con nông dân trên địa bàn xã; tham gia hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông thủy sản do tỉnh tổ chức; ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và đã đấu mối ký kết được hợp đồng với một số trường mầm non trên địa bàn huyện như Quảng Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái... và các cửa hàng thực phẩm sạch như: ITC food, Lang Chiêu và chuỗi cửa hàng Smart trên địa bàn TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân... Trong năm 2018, HTX đạt tổng doanh thu 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động làm việc ở khu vực nhà lưới (thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng) và 15 lao động thời vụ trong thời gian trồng và thu hoạch rau với tiền công 120 ngàn đồng/người/ngày. Từ thành công đó, năm 2019, HTX tiếp tục mở rộng diện tích lên 4ha; đồng thời tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đã ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp ở Ninh Bình để bao tiêu sản phẩm hành lá. Qua 4 vụ sản xuất, năm 2019 đạt tổng doanh thu 560 triệu đồng. Qua 2 năm thực hiện trồng các loại rau và củ, quả mặc dù lãi chưa nhiều, nhưng quan trọng hơn đó là đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Bình quân 1 sào đạt 7 triệu đồng, tăng từ 1 - 2 triệu đồng/sào so với trồng các loại cây màu khác. Từ thành công của mô hình trồng RAT, từ đầu năm 2020, HTX đã mạnh dạn đưa vào trồng dưa Kim Hoàng Hậu và dưa hấu trên diện tích khoảng 1.000m2, cho giá trị kinh tế cao. Hiện, 2 loại dưa này đã có đầu ra ổn định, trong đó chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường trong huyện và đã đưa đi giới thiệu sản phẩm tại một số cửa hàng thực phẩm sạch ở TP Thanh Hóa và TP Hà Nội. 6 tháng đầu năm 2020, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 100 triệu đồng.

Theo đánh giá của anh Lê Thế Đạt, phó giám đốc HTX RAT xã Quảng Lưu, mặc dù số hộ tham gia trồng chưa nhiều, diện tích sản xuất chưa lớn, song, qua thực hiện mô hình sản xuất RAT bà con nông dân đã dần thay đổi được thói quen, tập quán sản xuất rau truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác. Đặc biệt là thông qua thực hiện mô hình RAT đã làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn, đúng quy trình, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Bài và ảnh: Duy Sơn


Bài Và Ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]