(Baothanhhoa.vn) - Không chỉ hội tụ nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, các nhà đầu tư đánh giá Thanh Hóa là một điểm đến tin cậy, hấp dẫn còn bởi sự cải thiện không ngừng của môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thân thiện và minh bạch. Không những chú trọng “cải tổ” từ cơ chế, chính sách, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành cũng luôn tích cực, đồng hành trong lộ trình tìm kiếm, xúc tiến những cơ hội đầu tư, kinh doanh tiềm năng vào tỉnh nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhà đầu tư

Điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhà đầu tư

Nhà máy nước dinh dưỡng tế bào mía do Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư. Ảnh: Minh Hằng

Không chỉ hội tụ nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, các nhà đầu tư đánh giá Thanh Hóa là một điểm đến tin cậy, hấp dẫn còn bởi sự cải thiện không ngừng của môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thân thiện và minh bạch. Không những chú trọng “cải tổ” từ cơ chế, chính sách, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành cũng luôn tích cực, đồng hành trong lộ trình tìm kiếm, xúc tiến những cơ hội đầu tư, kinh doanh tiềm năng vào tỉnh nhà.

Hấp dẫn đa chiều - tạo “quả ngọt” đầu tư

Được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, tỉnh Thanh Hóa hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các lĩnh vực, từ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông - vận tải đến thương mại, dịch vụ. Những tiềm năng ấy, giờ đã hiện hữu thành những công trình, dự án cụ thể, làm thay đổi toàn bộ diện mạo các ngành sản xuất của tỉnh nhà, giúp tăng trưởng kinh tế địa phương đột phá mạnh mẽ. Từ sự “bừng sáng” của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đã tạo sức lan tỏa đến cả chuỗi ngành công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu. Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện nay, được coi là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung bộ và Nam bộ, với chức năng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản.

Tiềm năng của Khu Kinh tế Nghi Sơn còn được gắn kết với sự phát triển của hệ thống Cảng nước sâu Nghi Sơn có năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 100.000 DWT. Với sự đầu tư tuyến vận tải container quốc tế tại Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn của Tập đoàn CMA CGM - đơn vị vận tải có năng lực hàng đầu nước Pháp và thứ 3 thế giới vào năm 2019, đã đưa nơi này vào bản đồ các cảng biển container nước sâu thế giới. Cùng với hệ thống logistics đang được tiếp tục đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn, sẽ giúp khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế của hệ thống Cảng nước sâu Nghi Sơn; đồng thời, tăng sự hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa trong tiến trình thu hút đầu tư. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, đã có hơn 50 chuyến tàu cập cảng, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của gần 60 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh, đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 800 tỷ đồng thuế thu hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhà đầu tư

Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn.

Ông Buruno Gutton - Tổng Giám đốc Công ty CMA CGM Việt Nam, cho biết: Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 150 DN tham gia thị trường xuất nhập khẩu với nhiều mặt hàng, như: sản phẩm nhựa, may mặc, thực phẩm... đến châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Qua khảo sát thị trường, chúng tôi nhận thấy việc đầu tư cảng biển không chỉ thu hút DN trong tỉnh, mà tính chất kết nối với khu vực của Khu Kinh tế Nghi Sơn sẽ là cơ hội để chúng tôi khai thác thị phần vận tải của các tỉnh lân cận.

Với quan điểm “sự thành công của nhà đầu tư là thành công của tỉnh Thanh Hóa”, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa luôn lắng nghe, xem xét nguyện vọng, thực hiện điều chỉnh một số các cơ chế, chính sách sát sườn với hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN. Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên các lĩnh vực. Do đó, nhà đầu tư đến với Thanh Hóa sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất về cơ chế, chính sách. Lãnh đạo tỉnh cũng sẵn sàng đối thoại, giải quyết kịp thời, thấu đáo những vướng mắc trong quá trình nhà đầu tư triển khai dự án, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng.

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2016 đến nay, đã có 1.122 dự án đầu tư trực tiếp vào Thanh Hóa, với tổng vốn đăng ký 110.000 tỷ đồng và 3,85 tỷ USD. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 8 cả nước, với lũy kế 129 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 14,2 tỷ USD. Cùng với thu hút đầu tư từ DN trong nước và nước ngoài, tỉnh đã chú trọng vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, NGO, nguồn lực của Nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2016 đến nay, đã thu hút được 13 dự án ODA, với tổng vốn đầu tư 393,6 triệu USD; 226 chương trình, dự án NGO, với tổng vốn đầu tư 30,3 triệu USD. Ngoài khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn, các vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh cũng đang “chuyển mình” mạnh mẽ, với hàng loạt các dự án đầu tư trên các lĩnh vực liên tiếp được triển khai và đi vào hoạt động hiệu quả. Nhiều dự án trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Dầu ăn Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn giai đoạn 1 và 2, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Thủy điện Trung Sơn, Thủy điện Cẩm Thủy I, Nhà máy Điện mặt trời Yên Thái, hàng trăm nhà máy may mặc, giày da, Khu Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn...

Tiếp tục nỗ lực trên hành trình mới

Điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhà đầu tư

Cảng hàng không Thọ Xuân

Tiềm năng, lợi thế vốn có của tỉnh Thanh hiện đã tạo thành sức sống mới mãnh liệt. Sự sôi động của các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh, giờ đây trở thành “lời mời gọi” hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tư. “Trải thảm đỏ” cho các DN, ngoài việc linh hoạt vận dụng và xây dựng những cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn riêng, tỉnh Thanh Hóa còn quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên thông; rà soát, bổ sung, công khai các quy hoạch; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng; từng bước tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.

Những ngày này, trên công trường Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Khu Kinh tế Nghi Sơn, hàng trăm kỹ sư, công nhân của các nhà thầu đang khẩn trương thi công các hạng mục chủ yếu. Ông Park Hee Young, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, cho biết: Khi đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn, ngoài tiềm lực phát triển ngành công nghiệp tại đây, chúng tôi nhìn nhận và đánh giá được sự quản lý chuyên nghiệp của tỉnh Thanh Hóa cũng như Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp. Từ khi chúng tôi bắt đầu triển khai dự án, tỉnh Thanh Hóa luôn đưa ra những chỉ đạo đúng đắn và kịp thời cho dự án này. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và nhà đầu tư, sớm giải quyết những vướng mắc trong công tác triển khai dự án. Chúng tôi tin rằng, với những lợi thế và sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác sẽ tiếp tục tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn. Với dự án nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, đến hết tháng 5-2020, khối lượng thi công dự án đã đạt hơn 70% và dự kiến nhà máy sẽ phát điện thương mại vào tháng 8-2022.

Điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhà đầu tư

Trên công trường Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.

Tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện đổi mới và đạt hiệu quả cao trong công tác xúc tiến đầu tư. Năm 2017, tỉnh tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Tại hội nghị này, Thanh Hóa thu hút nguồn vốn đăng ký đầu tư lên đến hơn 6 tỷ USD với 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư và ký biên bản ghi nhớ. Các đoàn công tác của tỉnh đã thực hiện nhiều chuyến đi xúc tiến đầu tư tại các thị trường tiềm năng, điển hình, như: Từ ngày 22 đến 26-7-2019, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc tại Liên Bang Nga, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác tại thủ đô Moscow, thành phố Saint Petersburg và tỉnh Tula của nước này. Điểm nhấn trong chuyến công tác chính là Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Moscow do tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga, Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Moscow tổ chức, với sự tham gia của gần 200 DN Nga và DN Việt Nam tại Liên Bang Nga. Ngày 22-8-2019, tại Trung tâm Asian - Japan thủ đô Tokyo, Nhật Bản, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa. Thông qua hội nghị lần này, các nhà đầu tư Nhật Bản có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn những thông tin về tỉnh Thanh Hóa, tạo tiền đề cho sự hợp tác, đầu tư giữa 2 bên trong giai đoạn tới.

Điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhà đầu tư

Lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên tiếp đón, làm việc, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa với các đoàn công tác, các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế, góp phần tăng cường giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào tỉnh. Quan hệ hợp tác với các Đại sứ quán, các cơ quan hợp tác quốc tế, các tổ chức quốc tế được mở rộng và phát triển. Từ đó, tranh thủ vận động, hợp tác và xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa cũng tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện, có hiệu quả với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào); mở rộng quan hệ hợp tác với thành phố Seongnam (Hàn Quốc), tỉnh Mittelsachsen (CHLB Đức); thiết lập quan hệ ngoại giao với tỉnh Farwaniyah (Cô-Oét); xúc tiến thiết lập quan hệ ngoại giao với tỉnh Tula (Cộng hòa Liên Bang Nga).

Với các giải pháp vận động, xúc tiến, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nỗ lực thu hút đầu tư vào 5 trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà, đó là: Công nghiệp chế biến - chế tạo, du lịch, nông nghiệp, y tế, đô thị hóa và cơ sở hạ tầng.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]