(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 519 công trình cấp nước tập trung; trong đó, có 489 công trình cấp nước tập trung tự chảy và 30 công trình cấp nước bằng động lực. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 95,1%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam đạt 54,7%. Trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung là 17,6%, từ các công trình nhỏ lẻ là 37,1%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để các công trình nước sạch nông thôn phát huy hiệu quả

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 519 công trình cấp nước tập trung; trong đó, có 489 công trình cấp nước tập trung tự chảy và 30 công trình cấp nước bằng động lực. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 95,1%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam đạt 54,7%. Trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung là 17,6%, từ các công trình nhỏ lẻ là 37,1%.

Để các công trình nước sạch nông thôn phát huy hiệu quả

Công nhân của Nhà máy nước sạch 7 xã huyện Hậu Lộc, xã Minh Lộc (Hậu Lộc) kiểm tra hệ thống máy bơm.

Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt khá, song tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam còn khiêm tốn. Nguyên nhân được xác định là do ngân sách của Trung ương và địa phương đầu tư cho nước sạch còn hạn chế, trong khi để xây dựng một công trình cấp nước sạch tập trung cần nguồn kinh phí lớn, nên số công trình nước sạch tập trung được đầu tư trên địa bàn còn ít và chủ yếu là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn của nước ngoài. Đối với những công trình cấp nước sạch tập trung đã được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thì đa phần hiệu quả hoạt động không cao. Trong số 30 công trình cấp nước sạch tập trung hiện có, thì chỉ có 8 công trình công suất khai thác đạt và vượt so với thiết kế, còn tới 22 công trình có công suất khai thác không đạt so với thiết kế, trong đó có nhiều công trình công suất khai thác chỉ đạt 50 - 60% so với công suất thiết kế.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang quản lý, vận hành 10 nhà máy nước sạch, với tổng công suất thiết kế 27.640m3 nước/ngày, đêm; số đồng hồ nghiệm thu đưa vào sử dụng đạt 45.831 cái. Tuy nhiên, công suất khai thác thực tế của 10 công trình cấp nước sạch do trung tâm quản lý nhiều năm qua chỉ đạt từ 60 đến 61,5% so với công suất thiết kế. Một số công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, như: Nhà máy nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn, công suất khai thác thực tế chỉ đạt 60,4% so với công suất thiết kế. Hay Nhà máy nước sạch 7 xã huyện Hậu Lộc công suất khai thác cũng chỉ đạt 62,3% so với công suất thiết kế.

Việc khai thác không đạt so với công suất thiết kế khiến việc thu hồi vốn đầu tư chậm, nên việc duy trì hoạt động của các công trình cấp nước sạch, nhất là công trình cấp nước sạch tập trung gặp nhiều khó khăn. Đây chính là nguyên nhân chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư vào xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung.

Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, cho biết: Nguyên nhân mấu chốt khiến các công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn chưa phát huy hiệu quả là do người dân chưa mặn mà sử dụng nguồn nước sạch trong cuộc sống, sinh hoạt. Đa phần các hộ còn giữ thói quen sử dụng nước giếng, nước khe suối trong sinh hoạt để tiết kiệm chi phí, dẫn đến tỷ lệ sử dụng nước sạch hạn chế. Ngoài ra, ở một số địa phương có dự án cấp nước sạch do doanh nghiệp đầu tư, người dân phải trả chi phí đấu nối với số tiền lớn, nên nhiều hộ dân không mặn mà.

Để phát huy hiệu quả của các công trình cấp nước sạch tại khu vực nông thôn, các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp nước sạch đã và đang rà soát, lập danh sách những hộ dân chưa đấu nối, ít sử dụng nước sạch, trên cơ sở đó, tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các sở, ngành và địa phương cũng đang tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa đối với các công trình cấp nước tập trung có quy mô lớn. Còn đối với các công trình cấp nước sạch nhỏ lẻ, các sở, ngành liên quan đang đề nghị chuyển đổi mô hình hoạt động thông qua việc xác định giá trị còn lại của các công trình để hoàn thiện thủ tục kêu gọi doanh nghiệp tham gia đấu thầu quản lý, vận hành. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ công trình và huy động Nhân dân đóng góp duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời khi công trình vừa mới bị hư hỏng. Đồng thời, tiếp tục tranh thủ nguồn vốn của các dự án, tổ chức tài trợ để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước cho người dân.

Bài và ảnh: Châu Giang


Bài Và Ảnh: Châu Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]