(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, huyện Bá Thước đã tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, phối hợp với các sở, ngành có liên quan để quảng bá tiềm năng, lợi thế trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN), tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp ở Bá Thước

Những năm qua, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, huyện Bá Thước đã tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, phối hợp với các sở, ngành có liên quan để quảng bá tiềm năng, lợi thế trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN), tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp ở Bá Thước

Công nhân Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước trong ca sản xuất.

Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ là những rào cản khiến sản xuất CN - TTCN ở Bá Thước khó bứt phá. Tuy nhiên, phát huy những lợi thế từ nguồn nguyên liệu lâm sản sẵn có tại địa phương, huyện Bá Thước đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở theo hướng đồng bộ. Bên cạnh đó, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, an ninh trật tự để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Vì vậy những năm gần đây, các doanh nghiệp đến đầu tư tại huyện Bá Thước ngày một tăng.

Ông Lò Xuân Hành, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bá Thước, cho biết: Để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, huyện đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát triển CN-TTCN và thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện có 215 cơ sở sản xuất hoạt động trong các lĩnh vực CN-TTCN. Một số ngành nghề phát triển ổn định và tăng trưởng cao, như: Chế biến lâm sản, sản xuất gạch các loại, cơ khí, chế biến lương thực..., tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.500 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Điển hình như Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đồng Tâm, xã Lâm Sa với sản lượng 600 tấn luồng/tháng, hiện công ty đang tạo việc làm cho 70 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bá Thước đã được quy hoạch 2 cụm công nghiệp (CCN) là CCN Điền Trung 34,5 ha, CCN Thiết Ống 50 ha. CCN Điền Trung đã thu hút được Công ty TNHH Đầu tư và Xúc tiến thương mại Việt Thái thuê đất sản xuất, kinh doanh với quy mô 3 ha và tổng mức đầu tư là 24,5 tỷ đồng. Mỗi năm, công ty sản xuất hơn 150.000 sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ và ván ép cốp-pha phục vụ các công trình xây dựng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, doanh thu đạt khoảng 4 tỷ đồng/năm và thu hút khoảng 50 lao động. CCN Thiết Ống cũng đã thực hiện xong quy hoạch chi tiết và đã có 2 doanh nghiệp đăng ký thuê đất sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất tại các cơ sở công nghiệp, huyện Bá Thước cũng khuyến khích phát triển các ngành nghề TTCN, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, luồng, dệt thổ cẩm để kết nối cùng hoạt động du lịch cộng đồng.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Bá Thước, đến hết quý 1 năm 2019, giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn đạt 65,3 tỷ đồng, bằng 17,3% kế hoạch năm. Các sản phẩm chủ lực của huyện, như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản... đều đạt mức tăng khá so với năm trước.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn gặp một số khó khăn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn hẹp nên chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Máy móc thiết bị còn lạc hậu, dẫn tới năng suất thấp, tính cạnh tranh không cao. Nhiều lĩnh vực sản xuất mới dừng lại ở mức độ sơ chế, chưa có sản phẩm chế biến sâu. Trình độ năng lực quản lý cũng như tay nghề người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Tiến Đông



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]