(Baothanhhoa.vn) - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây được xem là “tiêu chí mềm” trong 19 tiêu chí NTM vì nhiều xã được “đặc cách” không phải xây dựng chợ nông thôn. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phương, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại chính là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trong xây dựng nông thôn mới

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây được xem là “tiêu chí mềm” trong 19 tiêu chí NTM vì nhiều xã được “đặc cách” không phải xây dựng chợ nông thôn. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phương, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại chính là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trong xây dựng nông thôn mới

Một góc chợ Điền Hộ, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (ảnh mang tính chất minh họa).

Xã Cẩm Phong (Cẩm Thủy) có các đường tỉnh 217, 519 chạy qua và giáp thị trấn Cẩm Thủy nên thuận tiện cho việc trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng NTM xã không quy hoạch xây dựng chợ mà chỉ khuyến khích các hộ gia đình xây dựng các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini và các cửa hàng tổng hợp bảo đảm kinh doanh và phục vụ nhu cầu của nhân dân. Ông Trần Anh Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Phong, cho biết: Mọi hoạt động giao thương của người dân địa phương từ trước đến nay đều diễn ra ở các chợ thuộc xã Cẩm Sơn, thị trấn Cẩm Thủy... chính vì vậy nếu xây dựng chợ tại xã thì sẽ khó thu hút được tiểu thương kinh doanh trong chợ, dẫn đến lãng phí, không hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống cửa hàng tổng hợp, cửa hàng tiện ích vừa bảo đảm thành công mục tiêu xây dựng NTM, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôn tại địa phương. Do đó, trên địa bàn xã đã phát triển được 13 cơ sở bán lẻ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp có đầu tư bảng hiệu, thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm của người dân, công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy,... đạt tiêu chí theo Quyết định 4800/QĐ-BCT của Bộ Công Thương.

Chợ Điền Hộ, xã Nga Điền (Nga Sơn) là chợ truyền thống, phục vụ giao thương cho người dân địa phương và là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng. Do đó, trong quá trình xây dựng NTM, Đảng ủy, chính quyền xã Nga Điền đã đặt mục tiêu xây dựng chợ Điền Hộ thành một trung tâm thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Ông Vũ Ngọc Huynh, Chủ tịch UBND xã Nga Điền, cho biết: Để hoàn thành tiêu chí số 7 về hạ tầng thương mại nông thôn, từ năm 2012, xã đã đầu tư gần 1 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo chợ bảo đảm tiêu chí NTM. Bên cạnh đó, toàn xã đã có 68 cơ sở kinh doanh hàng tạp hóa tại các thôn, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân. Để chợ hoạt động hiệu quả, xã đã thành lập ban quản lý chợ, có nội quy, quy chế hoạt động bảo đảm an ninh trật tự và an toàn phòng, chống cháy nổ trong khu vực chợ. Các hoạt động kinh doanh tại chợ đảm bảo chấp hành theo đúng quy định của pháp luật...

Theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn bao gồm chợ nông thôn hoặc cơ sở bán lẻ khác (siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp) đạt chuẩn theo quy định. Đây là tiêu chí quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn. Do vậy, việc chỉ đạo linh hoạt các địa phương thực hiện tiêu chí này sẽ giảm được những áp lực trong huy động nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, giúp các địa phương tập trung nguồn vốn hoàn thành các tiêu chí khác.

Theo thống kê của Sở Công Thương, từ năm 2016 đến hết tháng 11-2018, trên địa bàn tỉnh có 212 xã được công nhận đạt tiêu chí về hạ tầng thương mại nông thôn. Hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng thương mại đều được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí khoảng 276 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách xã ước 38 tỷ đồng, số còn lại được huy động xã hội hóa từ các cá nhân, doanh nghiệp, HTX. Riêng năm 2018, toàn tỉnh dự tính có 84 xã đăng ký đạt chuẩn NTM được công nhận đạt tiêu chí về hạ tầng thương mại nông thôn. Để tiêu chí số 7 thực sự mang lại hiệu quả cho các địa phương, tỉnh ta đã ban hành Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND, quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Kế hoạch 135/KH-UBND của UBND tỉnh về xây dựng các mô hình thí điểm an toàn thực phẩm. Theo đó, Sở Công Thương đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan triển khai công tác an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, nhất là thiết kế chợ cho phù hợp quy định và thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn, bố trí quầy hàng trong chợ; bảo đảm an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ...

Đại diện Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương, cho rằng: Để hoàn thành tiêu chí về hạ tầng thương mại nông thôn, các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu rõ mục tiêu của việc xây dựng và hoàn thành tiêu chí là đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân; để nhân dân thực sự là chủ thể trong xây dựng NTM. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]