(Baothanhhoa.vn) - Ngày 6-4, tại huyện Cẩm Thủy, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 6-4, tại huyện Cẩm Thủy, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo chủ chốt 18 huyện trong vùng quy hoạch nguyên liệu cây gai xanh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại hội nghị.

Trong thời gian qua, việc phát triển cây gai xanh gắn với xây dựng nhà máy chế biến sợi gai đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó có 18 huyện trong vùng quy hoạch trồng cây gai xanh với diện tích 6.457 ha.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Cẩm Thủy phát biểu tại hội nghị.

Năm 2021, HĐND tỉnh đã ban hành 2 Nghị quyết (Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 24-4-2021 và Nghị quyết số 116/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021) về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2023, nhằm khuyến khích phát triển mở rộng diện tích cây gai xanh làm nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là các huyện miền núi của tỉnh.

Qua 1 năm triển khai thực hiện trồng và sản xuất cây gai xanh nguyên liệu đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến tháng 3-2022 diện tích trồng gai xanh trên địa bàn tỉnh đạt 670 ha (trồng mới 210 ha, lưu gốc 460 ha) đạt 10,4% kế hoạch. Năm 2021, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ diện tích chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh 161,6 ha; mua giống trồng mới 438,5 ha; mua 207 máy tước vỏ gai với tổng kinh phí hơn 7 tỷ đồng.

UBND các huyện đã quan tâm đến phát triển cây gai xanh nguyên liệu, xây dựng kế hoạch, phối hợp với công ty tổ chức khảo sát, tuyên truyền, tập huấn cho Nhân dân… Có huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu, tạo ra động lực khuyến khích, hỗ trợ nông dân.

Công ty CP Nông nghiệp An Phước đã tích cực đồng hành cùng chính quyền các địa phương và nông dân trong tỉnh. Đảm bảo đủ nguồn giống phục vụ trồng mới, tăng cường phân công cán bộ nguyên liệu thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, thu hoạch cho Nhân dân, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ chế thu mua, thanh toán minh bạch, ưu đãi và hấp dẫn.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch.

Theo đó, cây gai xanh là cây trồng mới, việc quy hoạch và tổ chức thực hiện theo đề án để mở rộng diện tích trong những năm đầu gặp khó khăn do nhiều đối tượng cây trồng trước đó đang trong chu kỳ sinh trưởng và thu hoạch, đất đai xen kẹt nhiều; khó hình thành những vùng trồng gai xanh quy mô lớn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn có những hạn chế, khó khăn; sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, mới chỉ dừng ở việc phân bổ, giao kế hoạch, chưa tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và chưa chủ động phối hợp với doanh nghiệp, cũng như đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo mở rộng diện tích trồng gai xanh dẫn tới tâm lý hoài nghi, ngại khó, sợ trách nhiệm...

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh hoanh nghênh các huyện miền núi, nhất là các huyện Mường Lát, Bá Thước... đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đưa cây gai xanh vào sản xuất. Đồng chí nhấn mạnh: Cây gai xanh phát triển tốt ở vùng trung du, đồng bằng và vùng núi nhất là các huyện miền núi cao như Mường Lát.

Theo đồng chí, tỉnh Thanh Hóa hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định.

Trồng cây gai xanh vừa góp phần bảo vệ môi trường và cải tạo đất, chống xói mòn đất. Qua thực tế cho thấy cây gai xanh lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích. Đầu ra cây gai xanh ổn định, nhà máy sản xuất kịp thời thu mua. Kỹ thuật trồng không phức tạp, trồng một lần thu hoạch được 10 năm. Việc vận chuyển của cây gai xanh dễ dàng, không làm phá vỡ hạ tầng giao thông. Đây là cơ hội để Thanh Hóa, nhất là các huyện miền núi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây gai xanh trên địa bàn rất thấp, mới chỉ đáp ứng được 10-15% công suất của nhà máy. Vùng nguyên liệu ở các huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Nhiều huyện chưa thật sự quyết tâm, quyết liệt, chưa thấy rõ giá trị kinh tế của cây gai xanh, còn loay hoay trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đồng chí đề nghị các huyện trong vùng quy hoạch phải nghiên cứu, cân nhắc để đưa cây xanh vào sản xuất.

Hiện nay việc tháo gỡ khó khăn chưa được các huyện và ngành nông nghiệp vào cuộc tháo gỡ kịp thời. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động để người dân hiểu được lợi ích kinh tế của cây gai mang lại chưa tốt. Sự vào cuộc của nhà máy cùng với chính quyền chưa thật sự quyết liệt để người dân tham gia trồng cây gai xanh nguyên liệu. Đồng chí cho biết, việc phát triển vùng nguyên liệu là sự sống còn của nhà máy, nên nhà máy phải tích cực hơn nữa trong công tác này.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha cây gai xanh theo cam kết. Tập trung phát triển cây gai xanh góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Phát triển cây gai xanh tạo thành hình mẫu gắn sản xuất với chế biến trên địa bàn tỉnh. Phát triển vùng nguyên liệu gai xanh góp phần tạo niềm tin cho các nhà tầu tư khác vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó thấy tỉnh Thanh Hóa luôn đồng hành và cam kết vùng nguyên liệu cho các nhà đầu tư. Đồng chí đề nghị, đến hết năm 2022 toàn tỉnh phải trồng mới được 1.500 ha, và theo lộ trình đến năm 2025 đạt 6.000 ha cây gai xanh.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và nhà máy xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phát triển cây gai xanh. Tuyên truyên thông qua các cuộc họp thôn, bản.

Trên cơ sở diện tích cây gai theo quy hoạch, các huyện tập trung quán triệt chủ trương phát triển cây gai xanh là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không được chủ quan, duy ý chí, không làm theo phong trào, mà phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chế biến khi có đầu ra ổn định của thị trường và có thu nhập cao cho người dân.

Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện phải xác định rõ diện tích được giao để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các xã vận động Nhân dân tham gia trồng cây gai xanh nguyên liệu. Phân công các đồng chí phụ trách các xã chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu. UBND các huyện phối hợp với nhà máy tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thua hoạch cho người dân. Lấy kết quả trồng gai xanh theo kế hoạch mà tỉnh giao để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.

Đối với UBND tỉnh, tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển cây gai xanh hàng năm cho các huyện; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các huyện được giao chỉ tiêu. Cùng với đó, chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách phát triển cây gai xanh. Nghiên cứu việc chuyển đổi các loại đất sang trồng gai có được hưởng chính sách hay không, các huyện đồng bằng muốn tham gia vùng nguyên liệu thì như thế nào...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc để tập huấn cho người dân. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện và nhà máy để xây dựng các cơ chế, chính sách để sớm phát triển vùng nguyên liệu bền vững sớm đạt diện tích theo quy hoạch.

Đối với Tập đoàn An Phước, cần vào cuộc quyết liệt để xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân với nhà máy. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế xây dựng vùng nguyên liệu. Đồng thời, quan tâm phát triển vùng nguyên liệu, tạo điều kiện về giống chất lượng cao, vật tư nông nghiệp và thu mua nguyên liệu cho người dân. Nhà máy cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân ngoài vùng quy hoạch vùng nguyên liệu cây gai xanh.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung triển khai thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Đồng chí cũng giải đáp những thắc mắc, đề xuất của các địa phương trong hội nghị.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác thăm mô hình trồng cây gai xanh trên đất bãi tại xã Cẩm Tân.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác thăm mô hình trồng cây gai xanh trên đất đồi tại xã Cẩm Tú.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác thăm Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước.

Trước đó, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo chủ chốt các huyện trong vùng quy hoạch trồng cây gai xanh nguyên liệu đã đi thăm mô hình trồng cây gai xanh trên đất bãi, đất đồi của huyện Cẩm Thủy, thăm nhà máy sản xuất sợi gai và mô hình trồng cây gai giống tại xã Thạch Quảng (Thạch Thành).

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]