(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong các mặt hoạt động nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng, phấn đấu đến hết năm 2022 EVN cơ bản chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số.

Chuyển đổi số trong quản lý vận hành lưới điện cao thế

Trong những năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong các mặt hoạt động nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng, phấn đấu đến hết năm 2022 EVN cơ bản chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số.

Chuyển đổi số trong quản lý vận hành lưới điện cao thế

Trạm biến áp 110kV Quảng Xương vận hành điều khiển xa không cần người trực.

Cụ thể hóa chương trình hành động bằng chiến lược bài bản, phù hợp với điều kiện thực tế, EVN đã đưa ra lỗ trình cho từng năm, như: Năm 2017 là năm “Đẩy mạnh khoa học công nghệ”; năm 2018, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN và thông qua Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN; năm 2021 chọn là năm “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Quốc gia Điện lực Việt Nam”.

Mục tiêu mà EVN đặt ra là tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng. Phấn đấu đến hết năm 2022, EVN cơ bản chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số. Để có thể đạt được mục tiêu lớn này, yêu cầu đặt ra là tất cả các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phải tập trung, nỗ lực hoàn thành các nội dung, công việc theo kế hoạch đã đề ra.

Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Thanh Hoá thuộc (QLVH LĐCT) Công ty Điện lực Thanh Hoá (PC Thanh Hóa) hiện đang quản lý vận hành hơn 600km đường dây và 19 trạm biến áp (TBA) 110kV có tổng công suất 1496MVA. Tuy khối lượng quản lý lớn nhưng đơn vị đã và đang tích cực triển khai công tác chuyển đổi số, áp dụng công nghệ, kỹ thuật số vào QLVH nhằm nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo cung cấp điện được ổn định, tin cậy trên địa bàn toàn tỉnh. Tương lai hội nhập và phát triển, chuyển đổi số chính là yếu tố then chốt cho sự phát triển ấy.

Bám sát định hướng chung của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, dưới sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo PC Thanh Hóa, Đội đã áp dụng chuyển đổi số ở nhiều mặt. Dấu ấn đầu tiên phải kể đến đó là đưa các TBA 110kV vào điều khiển xa không người trực, hiện tại đã có tổng số 12 TBA được điều khiển xa không cần người trực và 07 TBA điều khiển xa có người giám sát. Dự kiến trong quý 4/2021 sẽ đưa tất cả 19 TBA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện điều khiển xa không người trực.

Hiện các phần mềm quản lý kỹ thuật, quản lý phiên làm việc một cách hiệu quả như phần mềm PMIS, GIS, ECP, bản đồ sét… đang được sử dụng và liên tục cập nhật, chuẩn hóa theo thực tế. Thông qua đó không chỉ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian mà còn tăng hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Ví dụ như có một sự cố ở đường dây 110kV do sét, khi nhận được khoảng cách từ role ở các TBA, tra cứu bản đồ GIS kết hợp cùng với bản đồ sét, sẽ rất nhanh tìm được điểm sự cố... Bên cạnh đó, hiện nay Tổng Công ty đã có công văn chỉ đạo việc triển khai thực hiện sửa chữa bảo dưỡng thiết bị lưới điện 110kV theo điều kiện vận hành (CBM).

Chuyển đổi số trong quản lý vận hành lưới điện cao thế

Công nhân Công ty Điện lực Thanh Hóa sử dụng flycam, thiết bị phóng điện cục bộ thực hiện công tác sửa chữa bảo dưỡng theo điều kiện vận hành của thiết bị.

Công tác sửa chữa bảo dưỡng được thực hiện dựa trên việc phân tích các điều kiện thực tế về thiết bị (nhật ký vận hành, dữ liệu tình trạng thiết bị thu thập qua các thiết bị cảm biến, giám sát…) từ đó sớm phát hiện các nguy cơ có thể gây ra sự cố để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời ngăn ngừa sự cố xảy ra. Từ khi triển khai, Đội đã luôn bám sát và thực hiện đầy đủ, sử dụng camera nhiệt, flycam cùng với thiết bị phóng điện cục bộ (PD) để theo dõi tình trạng của thiết bị, qua đó ngăn ngừa được các sự cố để đảm bảo vận hành an toàn, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và tiết kiệm chi phí.

Nguyễn Lương


Nguyễn Lương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]