(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, song thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, tỷ lệ bệnh tật ở gia súc, gia cầm tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi

Chuyển đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi

Gia đình ông Lê Văn Dở, xã Định Tiến (Yên Định) đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố để mở rộng quy mô đàn gà.

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, song thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, tỷ lệ bệnh tật ở gia súc, gia cầm tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn...

Để ổn định sản xuất, thích nghi với biến đổi của thời tiết và chủ động tiêu thụ sản phẩm, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi phương thức sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng Phòng Quản lý giống và Kỹ thuật chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: Việc chuyển đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang được người dân thực hiện hiệu quả, như ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, gắn với cơ sở giết mổ, chế biến tập trung và xử lý chất thải công nghiệp; ưu tiên phát triển các loại gia súc, gia cầm theo nhu cầu thị trường... Bên cạnh đó, người chăn nuôi hiện nay đã chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, nhất là tận dụng, nâng cao giá trị dinh dưỡng nguồn phụ phẩm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp...

Khảo sát thực tế tại nhiều địa phương trong tỉnh nhận thấy, ngành chăn nuôi chuyển dịch mạnh từ nông hộ sang trang trại tập trung, quy mô lớn. Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ, chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang an toàn sinh học, chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Một năm trước, việc tuyên truyền để người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn khá khó khăn. Nhưng sau thời gian dài thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi thì hầu như người chăn nuôi nào cũng áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thuần thục cho chuồng trại nhà mình. Không chỉ đối với chăn nuôi lợn, mà chăn nuôi gia súc, gia cầm... đều được người dân ứng dụng khá tốt. Đây là một bước chuyển biến rất lớn về thay đổi phương thức sản xuất của người chăn nuôi trên địa bàn huyện. Huyện Hậu Lộc hiện có 101 trang trại chăn nuôi đạt chuẩn theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 267 trang trại có quy mô nhỏ và vừa, 210 gia trại chăn nuôi. Nhờ việc chuyển đổi phương thức sản xuất chăn nuôi hiệu quả, thu nhập của người chăn nuôi trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Doanh thu bình quân đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/năm đối với gia trại; từ 100-200 triệu đồng/năm với trang trại quy mô nhỏ và vừa, 2 tỷ đồng với những trang trại quy mô lớn.

Việc chuyển đổi phương thức sản xuất không chỉ được thực hiện ở những cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà đối với chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Gia đình ông Lê Văn Dở, xã Định Tiến (Yên Định) từ năm 2012 đã lựa chọn chăn nuôi gà để phát triển kinh tế. Ban đầu ông nuôi quy mô đàn từ 20-30 con/lứa. Từ năm 2015, nắm bắt được nhu cầu của thị trường về đàn gà lai chọi, gà ri... ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chuồng trại, ứng dụng kỹ thuật... để phát triển đàn gà từ 300-500 con/lứa. Ông Dở cho biết: Để tránh được dịch bệnh, đạt được lợi nhuận cao và phát triển bền vững đòi hỏi người chăn nuôi phải chuyển dịch phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang đầu tư đồng bộ về chuồng trại, con giống, ứng dụng khoa học - kỹ thuật... Thực tế sản xuất của gia đình cho thấy, việc chuyển đổi này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, phân tán vẫn chiếm khoảng 65% tổng cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh. Do đó, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm như cúm gia cầm H5N1, lở mồm, long móng, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn châu Phi... luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; việc kiểm soát xử lý môi trường chưa thường xuyên nên ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng. Năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu liên kết, chưa tạo dựng được thương hiệu, đầu ra không ổn định, sức cạnh tranh kém... Trước thực tế đó, tỉnh ta đã có nhiều chính sách, như: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND; hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND và vận dụng chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Qua đó, hình thành được 17 chuỗi liên kết chăn nuôi lợn, thu hút hàng chục doanh nghiệp liên kết chăn nuôi gà; hình thành 3 nhà máy chế biến thịt lợn và xây dựng Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis tại huyện Hoằng Hóa,... đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]