(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chủ trương giảm dần tàu cá công suất nhỏ, tăng tàu cá công suất lớn giúp ngư dân vươn khơi xa khai thác hải sản, yên tâm bám biển, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để ngư dân làm chủ được tàu cá công suất lớn với các phương tiện máy móc hiện đại thì công tác đào tạo nghề cần được quan tâm, chú trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần quan tâm đào tạo thuyền viên tàu cá

Thực hiện chủ trương giảm dần tàu cá công suất nhỏ, tăng tàu cá công suất lớn giúp ngư dân vươn khơi xa khai thác hải sản, yên tâm bám biển, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để ngư dân làm chủ được tàu cá công suất lớn với các phương tiện máy móc hiện đại thì công tác đào tạo nghề cần được quan tâm, chú trọng.

Ngư dân TP Sầm Sơn chuẩn bị vương khơi.

Lâu nay, ngư dân ở các địa phương ven biển vẫn ra khơi chủ yếu bằng kinh nghiệm đúc kết từ nhiều thế hệ. Ngay cả khi xử lý những sự cố về máy móc, phương tiện tàu thuyền đang tham gia đánh bắt trên biển, ngư dân cũng sử dụng kinh nghiệm truyền thống để khắc phục. Không thể phủ nhận việc đúc kết kinh nghiệm quý báu trong việc khai thác hải sản trên biển của ngư dân. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì hầu hết kinh nghiệm xử lý sự cố nói trên chỉ áp dụng đối với những tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt trong vùng lộng. Còn đối với những phương tiện công suất lớn, máy móc hiện đại thì kinh nghiệm không thể áp dụng được. Ngư dân Cao Sỹ Thanh, phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn) nhớ lại, khoảng 7 giờ ngày 29-1-2018, khi đang khai thác hải sản tại tọa độ 19008,N - 105059,E cách bờ biển huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An về phía Đông khoảng 16 hải lý thì tàu cá bị hỏng máy. Trên tàu không có thợ máy có tay nghề, thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu không thể khắc phục được sự cố, đành phải để cho tàu trôi dạt trên biển và phát tín hiệu cứu nạn khẩn cấp. Rất may các phương tiện đang hoạt động tại khu vực trên biết thông tin về tàu cá bị hỏng máy đã kịp thời đến hỗ trợ, lai dắt tàu cá về bến. Khi được hỏi về việc làm chủ phương tiện, máy móc hiện đại trên các tàu cá công suất lớn thì rất ít ngư dân ở tỉnh ta có thể sửa chữa được khi bị hư hỏng. Thực tế trong thời gian qua, đã có không ít tàu cá công suất lớn bị hư hỏng khi đang khai thác trên biển. Nhiều tàu đã phải nhờ các phương tiện khác lai dắt về bờ mới có thể sửa chữa được. Thuyền viên thiếu, yếu về tay nghề kỹ thuật để có thể sẵn sàng khắc phục sự cố máy móc, thiết bị tàu thuyền là thực trạng đang tồn tại hiện nay.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7.443 tàu cá, tổng công suất 600.534 CV với 28.000 lao động trực tiếp tham gia khai thác hải sản trên biển. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2017, Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo được 13 lớp thuyền trưởng với 315 học viên, 2 lớp máy trưởng với 70 học viên và 8 lớp thuyền viên với 360 học viên. Hàng năm, các địa phương ven biển cũng căn cứ theo nhu cầu học nghề của ngư dân mở các lớp đào tạo ngắn hạn về thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên điều khiển tàu vỏ thép nhưng việc thu hút ngư dân đi học rất hạn chế. Phần lớn những lớp đào tạo này mới chỉ dừng lại ở khâu phổ biến pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá, nghiệp vụ hàng hải... Còn về công tác đào tạo nghề kỹ thuật để ngư dân chủ động khắc phục sự cố đối với các thiết bị trên tàu khi tham gia đánh bắt hải sản trên biển vẫn chưa được triển khai có hiệu quả. Ngoài ra, một phần do kinh phí hàng năm hạn chế nên việc triển khai các lớp đào tạo nghề để nâng cao kỹ năng xử lý sự cố kỹ thuật tàu thuyền cho ngư dân, nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai. Từ đầu năm 2018 đến tháng 10 -2018 trên địa bàn tỉnh chưa triển khai lớp đào tạo nghề cho ngư dân. Chính vì vậy, để giúp ngư dân làm chủ tàu cá khai thác hải sản công suất lớn, công tác đào tạo nghề kỹ thuật cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Đây cũng là một phần thiết yếu trong công tác hậu cần nghề cá, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển dài ngày. Với sự phát triển nhanh về số lượng tàu cá xa bờ và lực lượng thuyền viên như hiện nay, việc hướng dẫn, đào tạo kỹ năng vận hành tàu cá và tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngư dân trong khai thác hải sản là nhiệm vụ cần thiết. Việc này không chỉ giúp cho ngư dân vận hành tàu an toàn trong mỗi chuyến đi biển mà còn giúp việc khai thác hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cần mở rộng các lớp đào tạo nghề trực tiếp cho ngư dân, nâng cao tay nghề kỹ thuật, tránh trường hợp các thuyền viên bị động mỗi khi tàu cá gặp sự cố.

Các địa phương ven biển tích cực tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân tham gia lớp đào tạo thuyền viên, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai thác. Kỹ năng vận hành tàu cá công suất lớn, cách sử dụng hiệu quả hệ thống thiết bị định vị, máy dò cá, thiết bị thu - thả lưới...


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]