(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là địa phương có nhiều hồ đập bậc nhất cả nước, phân bổ trên nhiều địa hình phức tạp nên nguy cơ xảy ra sự cố luôn tiềm ẩn. Vào mùa mưa bão, những hồ chứa đầy như những quả “bom nước” nếu để xảy ra vỡ hoặc lồng sủi đập ngăn. Thống kê từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 610 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có hồ Cửa Đạt được xếp vào loại “quan trọng đặc biệt”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Các công ty thủy nông và các huyện đang quản lý, vận hành 113 hồ lớn và vừa. Còn lại là các hồ chứa nước nhỏ chủ yếu do các địa phương quản lý và vận hành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

An toàn hồ đập - nỗi lo thường trực mùa mưa bão

Thanh Hóa là địa phương có nhiều hồ đập bậc nhất cả nước, phân bổ trên nhiều địa hình phức tạp nên nguy cơ xảy ra sự cố luôn tiềm ẩn. Vào mùa mưa bão, những hồ chứa đầy như những quả “bom nước” nếu để xảy ra vỡ hoặc lồng sủi đập ngăn. Thống kê từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 610 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có hồ Cửa Đạt được xếp vào loại “quan trọng đặc biệt”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Các công ty thủy nông và các huyện đang quản lý, vận hành 113 hồ lớn và vừa. Còn lại là các hồ chứa nước nhỏ chủ yếu do các địa phương quản lý và vận hành.

An toàn hồ đập - nỗi lo thường trực mùa mưa bão

Đập hồ Đá Đen, xã Thanh Tân (Như Thanh) mới xảy ra sự cố vào đầu thàng 8-2021, đã được sửa chữa tạm.

Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có gần 300 hồ lớn, nhỏ được đầu tư sửa chữa, nâng cấp kiên cố từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Song, toàn tỉnh vẫn còn tới 93 hồ chứa bị hư hỏng, không bảo đảm an toàn, trong khi mùa mưa lũ đang vào giai đoạn đáng lo nhất. 13 hồ khác mới được sửa chữa hoặc kiên cố những tháng gần đây, chưa qua thử thách các đợt mưa lũ lớn. Mặt khác, trên địa bàn các địa phương, hiện có 99 hồ khi xả lũ, đều có dân ở vùng hạ du bị ảnh hưởng...

Vào đầu mùa mưa bão năm nay, huyện Thọ Xuân, có 2 hồ lớn là Cửa Trát (xã Xuân Phú) và Cây Quýt (thị trấn Sao Vàng) đều còn đập đất, mái thượng lưu có hiện tượng sạt trượt, đập bị thấm ướt. Riêng đập của hồ Cửa Trát có thân tràn bị hư hỏng, bể tiêu năng bị xói. Hồ Cây Quýt lại có cống lấy nước bị thấm qua mang, đỉnh và đáy cống. Huyện miền núi Bá Thước hiện có 2 hồ nhỏ được đánh giá là không bảo đảm an toàn khi có mưa lũ lớn, gồm: Hồ Buốc ở xã Kỳ Tân và hồ Tầm ở xã Thiết Ống, hiện vẫn còn đập đất, mái thượng lưu bị sạt trượt, tràn xả lũ đều hư hỏng. 2 công trình cũ này do Ban Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi huyện Bá Thước quản lý khai thác nên khó khăn trong huy động vốn để sửa chữa.

Ngọc Lặc cũng có 6 công trình hồ đập không bảo đảm an toàn, trong số đó, hồ Ngọc Đó ở xã Ngọc Sơn có dung tích tối đa 470.000m3, các hồ còn lại thuộc hồ nhỏ, gồm: Bai Cô (xã Thúy Sơn), Xuân Minh (xã Ngọc Trung), Hón Vắt, Hón Sung và Hón Túp (xã Mỹ Tân). Thường Xuân có địa hình rộng, trải dài nên có tới 13 hồ đập do cấp huyện quản lý, nhiều năm ít được sửa chữa nên không bảo đảm an toàn. Ngoài hồ Xuân Thành, xã Ngọc Phụng được xếp hồ có dung tích vừa, 12 hồ còn lại có dung tích nhỏ, trong đó nhiều nhất là xã Luận Thành có 3 hồ: Đồng Mua, Khe Dài và Hón Xam. Các xã: Ngọc Phụng, Tân Thành, Xuân Cao và thị trấn Thường Xuân đều có 2 hồ trong diện không bảo đảm an toàn.

Huyện Như Thanh dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng hồ chứa nước không bảo đảm an toàn mùa mưa lũ với tổng số 16 công trình. 10 xã, thị trấn trên địa bàn có các công trình hồ đập cần phải sửa chữa nhưng chưa có vốn, trong đó xã Phượng Nghi có tới 4 công trình, xã Mậu Lâm có 3 hồ không an toàn... Tại khu vực đồng bằng, huyện Nông Cống có 7 hồ không bảo đảm an toàn, gồm: Khe Tre, Đồng Vễn, Đồng Đông, Rọc Phường, Nổ Cái, Đá Đứng, Đồng Trầu. Huyện Triệu Sơn hiện cũng có tới 12 hồ nhỏ được Chi cục Thủy lợi xếp vào diện không bảo đảm an toàn, trong đó xã Triệu Thành có 6 hồ, xã Thọ Bình có 3 hồ...

Để chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình cũng như người và tài sản liên quan đến những hồ đập mất an toàn này, vào tháng 6 vừa qua, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa đã có văn bản gửi các địa phương, các đơn vị quản lý công trình triển khai nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, có 9 trường hợp giả định về các sự cố cụ thể được đưa ra, cùng với đó là từng nhiệm vụ cụ thể được yêu cầu để có thể xử lý giờ đầu, tránh tình trạng để xảy ra vỡ đập hay sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại lớn.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]