Trước bối cảnh bất ổn toàn cầu, các tổ chức và chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam với nội lực tốt vẫn sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định trong năm 2025.

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trước “sóng to gió lớn”

Trước bối cảnh bất ổn toàn cầu, các tổ chức và chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam với nội lực tốt vẫn sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định trong năm 2025.

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trước “sóng to gió lớn”

Việc thúc đẩy đầu tư công, triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực năm 2025

Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá, những bất ổn bên ngoài như leo thang thuế quan, các biện pháp trả đũa, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine và tình trạng bất ổn đang tiếp diễn tại Trung Đông...có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn tới trung hạn.

Bên cạnh đó, ADB cho rằng, môi trường kinh tế toàn cầu thay đổi đặt ra những thách thức lớn đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng hướng đến xuất khẩu. Trong đó có Việt Nam. ADB cho rằng, diễn biến chính trị và thương mại toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.

Thêm vào đó, sự tăng trưởng chậm lại tại các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, có thể ảnh hưởng hơn nữa tới triển vọng kinh tế của Việt Nam thời gian tới. Chia sẻ với báo giới, bà Deborah Elms - Giám đốc chính sách thương mại tại Hinrich Foundation nhận định, thế giới năm 2025 không còn giống năm 2024, nhất là với các chính sách thuế quan của Mỹ. Với tầm quan trọng ngày càng lớn của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam và những thay đổi trong chính sách thương mại, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều tác động đáng kể.

Đánh giá chung về bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 sẽ gặp thách thức nặng nề. Đây là sức ép rất lớn trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra...

Tuy nhiên, ADB dự báo, tăng trưởng của Việt Nam vẫn sẽ duy trì vững chắc, dự kiến sẽ ở mức 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026. Lạm phát được dự báo tăng nhẹ ở mức 4% trong năm 2025 và 4,2% trong năm 2026. "Chính phủ Việt Nam đã đặt ra kế hoạch đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, điều này có thể giúp giảm thiểu đáng kể những rủi ro từ bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế có thể đạt cao hơn cải cách thể chế được triển khai nhanh chóng, thông qua kích thích nhu cầu trong nước, tăng hiệu quả quản lý nhà nước trong ngắn hạn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân trong trung và dài hạn", ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam phân tích.

Còn theo bà Deborah, thời gian qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút FDI và xu hướng này sẽ tiếp tục, thậm chí có thể sẽ tăng tốc trong thời gian tới. Đồng thời sẽ chứng kiến nhiều hơn các hoạt động thương mại nội khối trong khu vực châu Á – tức là sản xuất và tiêu thụ ngay trong châu Á, thay vì tập trung xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ hay châu Âu. Điều này có thể thu hút một nhóm nhà đầu tư khác.

Điều chính chiến lược xuất khẩu và đầu tư phù hợp tình hình mới

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam còn nhiều động lực để tận dụng nhằm đạt được con số tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra. Theo ông Nguyễn Bá Hùng- chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, việc ADB đưa ra dự báo tăng trưởng 6,6% cho thấy Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tiếp tục các biện pháp kích thích tăng trưởng để đạt mục tiêu 8% đã đề ra. Định hướng chính sách của Chính phủ về đẩy mạnh đầu tư công, tăng đầu tư vào hạ tầng vào công nghệ là đúng hướng.

Đặc biệt, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng nhưng không phải động lực duy nhất. Còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi...Tương tự, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất. Chúng ta còn nhiều thị trường rất tiềm năng khác cần tận dụng hiệu quả hơn, nhất là khai thác 17 hiệp định thương mại tự do đã ký với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới...

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trước “sóng to gió lớn”

Kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan.

Trên thực tế, doanh nghiệp Việt đã và đang tích tìm kiếm những thị trường đầu ra phù hợp. Xưa nay, Mỹ luôn là một thị trường lớn nhưng có thể trong tương lai, vai trò đó sẽ giảm đi phần nào. Bà Deborah Elms cho rằng, bối cảnh hiện tại chính là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh chiến lược, chủ động tìm kiếm thêm các dòng vốn đầu tư mới, thị trường xuất khẩu mới.

Không những vậy, khi đẩy nhanh và đa dạng hóa thị trường, tận dụng tối đa lợi ích của các FTA, Việt Nam cũng cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy được cơ hội từ nội lực vươn lên, thu hút thêm các nhà đầu tư mới...

Về vấn đề này, Cục Thống kê cũng đã nhận định, dư địa tăng trưởng kinh tế trong các quý tiếp theo là không ít. Đầu tư công và đầu tư nước ngoài tiếp tục là cánh tay đắc lực cho tăng trưởng kinh tế. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Ngoài ra, các chính sách tài khóa, thương mại kích cầu, tập trung phát triển du lịch sẽ hỗ trợ để kinh tế tăng trưởng.

Theo VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]