(Baothanhhoa.vn) - Mô hình chợ kinh doanh thực phẩm đạt TCVN 11856:2017 (gọi tắt là chợ KDTPĐTC) được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 tại một số chợ trên địa bàn TP Thanh Hóa. Để xây dựng các chợ KDTPĐTC, ngày 30-12-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5129/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ KDTPĐTC và trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, làm căn cứ, cơ sở để các sở, ngành, đơn vị, địa phương và tiểu thương triển khai thực hiện. Tiếp đó, đầu năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 335/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện,  thị xã, thành phố. Việc triển khai mô hình chợ KDTPĐTC đã bước đầu hình thành các chợ hàng hóa nông sản, thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc, cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm nông sản, thực phẩm bảo đảm ATTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ghi nhận tại các chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn

Mô hình chợ kinh doanh thực phẩm đạt TCVN 11856:2017 (gọi tắt là chợ KDTPĐTC) được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 tại một số chợ trên địa bàn TP Thanh Hóa. Để xây dựng các chợ KDTPĐTC, ngày 30-12-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5129/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ KDTPĐTC và trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, làm căn cứ, cơ sở để các sở, ngành, đơn vị, địa phương và tiểu thương triển khai thực hiện. Tiếp đó, đầu năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 335/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Việc triển khai mô hình chợ KDTPĐTC đã bước đầu hình thành các chợ hàng hóa nông sản, thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc, cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm nông sản, thực phẩm bảo đảm ATTP.

Ghi nhận tại các chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn

Quầy bán thịt tại chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa).

Ghi nhận tại chợ Neo, xã Bắc Lương (Thọ Xuân) cho thấy, chợ có tổng diện tích 6.763m2, toàn bộ chợ đã được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật; các trang thiết bị phục vụ kinh doanh của các tiểu thương cũng được quan tâm đầu tư, bảo đảm ATTP trong quá trình kinh doanh, buôn bán. Chợ có khu bán thực phẩm gồm 48 quầy đều đã được lắp đặt biển thông báo từng khu vực quầy kinh doanh. Trang thiết bị, dụng cụ bày bán thực phẩm đều được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm theo quy định; trong chợ có hệ thống cấp thoát nước, khu nhà vệ sinh. Đáng chú ý, khu bán thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín đã được bố trí riêng biệt, nhằm tránh tình trạng sản phẩm tươi sống bị vương vãi, dính vào đồ chín hoặc các đồ khô gây mất ATTP. Theo quan sát của chúng tôi, hoạt động buôn bán, giữ gìn vệ sinh tại chợ được thực hiện khá quy củ. Các hộ kinh doanh trong chợ đều có biển hiệu ghi tên mặt hàng kinh doanh và họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh các loại nông sản, thực phẩm; khu vực kinh doanh hay lối đi xung quanh các quầy hàng bán nông sản, thực phẩm trong chợ đều được vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm đều được các chủ quầy vệ sinh sạch sẽ. Một tiểu thương tại chợ Neo, xã Bắc Lương, cho biết: Việc treo biển hiệu ghi đầy đủ thông tin tại chợ không những giúp tiểu thương nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với chất lượng của các sản phẩm nông sản bày bán, mà còn tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý các sản phẩm. Ngoài ra, hoạt động của ban quản lý chợ cũng được tăng cường. Theo đó, ban quản lý đã thành lập tổ giám sát ATTP chợ để giám sát thực phẩm kinh doanh tại chợ, thực phẩm của địa phương đưa vào chợ được xác nhận nguồn gốc, xuất xứ. Với việc đầu tư đồng bộ và cách quản lý, hoạt động có hiệu quả, ngày 20-12-2018, chợ Neo đã được Công ty CP Chứng nhận và Giám định TTP cấp chứng nhận chợ KDTPĐTC.

Khu kinh doanh buôn bán nông sản, thực phẩm của chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa) có diện tích khá khiêm tốn, với khoảng hơn 40 quầy hàng các loại. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, chợ đã được công nhận là chợ KDTPĐTC. Bởi, việc sắp xếp các gian hàng ở đây được thực hiện khá khoa học và hợp lý, tạo ra 3 lối đi riêng, dẫn người tiêu dùng đến từng chủng loại hàng. Theo đó, các quầy hàng rau và thịt được sắp xếp đối diện với nhau, mặt hàng khô, như: Hành, tỏi, gạo... được bày bán cùng khu, còn các quầy hàng bán các loại hải sản thì được bố trí thành một khu, tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng lựa chọn, cũng như bố trí các thiết bị, dụng cụ cho phù hợp đối với từng loại mặt hàng được bày bán. Cụ thể như, thịt và rau được bày bán trên mặt bàn cao, hợp vệ sinh; những loại hàng trong quá trình buôn bán cần sử dụng nguồn nước, như cá, tôm, cua thì bố trí tại khu có dẫn nguồn nước đến tận nơi và gần hệ thống thoát nước của chợ để phục vụ việc làm sạch tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, tại chợ các sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa và những vật dụng có khả năng mất ATTP. Đối với các sản phẩm có bao bì, nhãn mác được bày bán trong chợ đều có đầy đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm, còn đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm tươi sống thì có giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ để người tiêu dùng dễ nhận biết và lựa chọn.

Ông Lê Viết Đang, Phó Giám đốc Ban Quản lý chợ Tây Thành, cho biết: Ngoài sắp xếp, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, để bảo đảm các quy định về tiêu chí chợ ATTP, Ban Quản lý chợ Tây Thành cũng đã và đang chú trọng thực hiện việc quản lý, giám sát chợ theo tiêu chuẩn chợ KDTPĐTC. Theo đó, ban quản lý đã thành lập tổ giám sát để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP; định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu giám sát ATTP của các hộ kinh doanh tại chợ đối với các sản phẩm có nguy cơ cao mất ATTP. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện sản phẩm có dấu hiệu mất ATTP, ban quản lý sẽ báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm và truy xuất nguồn gốc theo quy định.

Tính đến tháng 9-2019, toàn tỉnh đã có 72 chợ được công nhận chợ KDTPĐTC. Theo đánh giá của Sở Công Thương, tất cả các chợ được công nhận chợ KDTPĐTC đều được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; công tác quản lý của ban quản lý các chợ cũng được thực hiện bài bản, đúng quy trình. Các tiểu thương cũng được tập huấn, tuyên truyền những quy định, kiến thức liên quan đến công tác bảo đảm ATTP tại chợ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản, thực phẩm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là đối với các quầy hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Do đó, để chợ KDTPĐTC thực sự hoạt động hiệu quả, bền vững, các địa phương, đơn vị, ban quản lý chợ và các tiểu thương cần thực hiện nghiêm các quy định về ATTP.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]