Không để sự dôi dư thành lãng phí
Cùng với thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, thì việc nghiên cứu, bố trí sử dụng hệ thống cơ sở vật chất thuộc diện “dôi dư” sau sắp xếp cũng cần phải hết sức khẩn trương, để những công trình này không trở nên lãng phí.
Đây cũng là một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm. Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri của ĐBQH trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều cử tri đã đề cập vấn đề này.
Sở dĩ như vậy, bởi qua một số lần sắp xếp đơn vị hành chính trong những năm gần đây, nhiều công sở xã, phường, đơn vị bị bỏ hoang kéo dài gây lãng phí nguồn lực. Khi số công sở “dôi dư” chưa xử lý xong, lại có thêm nhiều công sở mới chuẩn bị xếp hàng chờ xử lý.
Theo định hướng, trên phạm vi cả nước sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đang tiến hành, dự kiến trên dưới 6.000 công sở cấp xã sẽ trở nên “dôi dư”. Riêng tỉnh Thanh Hóa dự kiến giảm 381 đơn vị hành chính cấp xã, đồng nghĩa chừng ấy trụ sở cấp xã phải tạm thời đóng cửa. Kéo dài thời gian “đóng cửa” sẽ dẫn đến lãng phí cơ sở vật chất, làm mất đi cơ hội tận dụng quỹ đất và hạ tầng sẵn có để mở rộng dịch vụ công, thu hút đầu tư, phát triển giáo dục, y tế hoặc thúc đẩy kinh tế địa phương. Chưa kể việc không được sử dụng thường xuyên sẽ khiến tài sản nhanh chóng xuống cấp, thậm chí trở thành địa điểm mất an ninh trật tự.
Về vấn đề này, một số chuyên gia đã hiến kế, trong đó đề xuất các cơ quan chức năng cần sớm đánh giá, xem xét các khía cạnh như tình trạng pháp lý, hiện trạng kỹ thuật, giá trị tài sản, vị trí địa lý, cũng như nhu cầu sử dụng thực tế tại địa phương. Ví dụ, ở khu vực nông thôn có thể được chuyển đổi thành nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, lớp mẫu giáo, trạm y tế hoặc trung tâm học tập cộng đồng. Với những công trình còn sử dụng tốt thì có thể tận dụng làm nơi làm việc cho các tổ chức chính trị - xã hội, HTX hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính. Nếu trụ sở ở vị trí xa hoặc xuống cấp, có thể xem xét đấu giá chuyển nhượng cho tư nhân hoặc hợp tác với doanh nghiệp để khai thác nông nghiệp, đào tạo nghề, hoặc phục vụ du lịch cộng đồng. Ở khu vực thành thị nên tính toán kỹ trong khai thác, nếu không còn nhu cầu sử dụng, có thể tổ chức đấu giá công khai, thu ngân sách để đầu tư lại cho hạ tầng hành chính hoặc công trình phúc lợi khác.
Trả lời câu hỏi của cử tri TP Hà Nội mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, sẽ ưu tiên sử dụng trụ sở “dôi dư” sau sáp nhập cho trường học và cơ sở y tế. Đồng thời cũng gợi ý dùng những trụ sở này cho hoạt động cộng đồng, phục vụ nhu cầu văn hóa - thể thao của người dân...
Xử lý công sản phải đảm bảo trình tự theo quy định của pháp luật, nên việc xử lý thường kéo dài, dễ phát sinh vướng mắc. Nhưng nếu sớm có kế hoạch và được xử lý bài bản, các trụ sở này có thể trở thành những hạt nhân mới cho phát triển dịch vụ công, hoạt động cộng đồng và thậm chí cả hoạt động kinh tế. Nhận thức tốt yêu cầu và thể hiện trách nhiệm cao nhất, việc xử lý sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn, những công sở cũ rồi sẽ sớm tạo nên những giá trị mới.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2025-04-24 16:54:00
Đặt tên xã, phường sau sáp nhập: Lắng nghe ý kiến từ lòng dân
-
2025-04-24 16:21:00
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
-
2025-04-24 15:13:00
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Không để lọt vào cấp ủy người có biểu hiện suy thoái, cơ hội chính trị
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chiến thắng 30/4 - Chiến thắng của văn hóa, truyền thống và lịch sử Việt Nam
Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
Quyết liệt chống lãng phí, nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế - xã hội
Hội thảo giải pháp chuyển đổi số của các tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đảm bảo các điều kiện để khởi công đường sắt cao tốc Bắc-Nam trước cuối năm 2026
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào