Không chủ quan với cúm A/H5
Theo nghiên cứu có khoảng 50 - 60% trường hợp mắc cúm A/H5 có biến chứng nặng và tử vong.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Cúm A/H5 còn gọi là cúm gia cầm được cơ quan y tế thông tin là bệnh rất nguy hiểm. Cúm A/H5 mới đây đã xuất hiện trên người, đó là trường hợp bé gái 5 tuổi ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ sau khi gia đình có gia cầm bị chết. Nghĩa là mầm bệnh đã ở rất gần, trong nội địa nước ta. Thế nhưng nhiều người vẫn thờ ơ cho rằng truyền thông đang thổi phồng sự việc. Bệnh cúm trên người hay trên gia cầm năm nào chả có. Cùng lắm là lại tiêu hủy gà, vịt như lâu nay chứ gì!
Mỗi người có thể đưa ra suy nghĩ riêng về dịch bệnh, nhưng với tính chất phức tạp và mức độ nguy hiểm như cúm A/H5, thì phải căn cứ vào công bố và hướng dẫn của cơ quan y tế theo quy định của pháp luật. Người dân không được tùy tiện trong phát ngôn và dễ dãi trong ứng xử với bệnh phẩm.
Theo thông tin công bố trên Báo Sức khỏe và Đời sống - cơ quan của Bộ Y tế, virus cúm gia cầm có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có thể tạo ra đại dịch cúm cho người với tỷ lệ biến chứng nặng và tử vong cao ở người. Theo nghiên cứu có khoảng 50 - 60% trường hợp mắc có biến chứng nặng và tử vong.
Hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, là môi trường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan trên diện rộng và lây sang người là rất cao. Chúng ta vừa trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, vì thế mỗi người càng phải thấm thía hơn giá trị của sức khỏe cũng như những giá trị cuộc sống trong điều kiện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh bình thường đem lại. Mọi sự chủ quan, lơ là đều khiến phải trả những giá đắt bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, các ngành y tế và nông nghiệp, các địa phương, nhất là người chăn nuôi gia cầm không được phép lơ là, chủ quan. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải chủ động các giải pháp phòng dịch cúm gia cầm từ sớm, từ xa, tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu về phòng dịch, nhất là công tác tiêm phòng, tiêm phòng nhắc lại, vệ sinh chuồng trại theo khuyến cáo của cơ quan thú y.
Một biện pháp quan trọng khác đó là thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Từ nay vào tết, nhu cầu tiêu thụ gia cầm dự báo rất lớn, cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm kiểm tra, giám sát, phát hiện các vi phạm, nhất là vi phạm về vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp qua biên giới. Cùng với đó người dân cũng cần phát huy vai trò giám sát, phát hiện các hoạt động bất bình thường liên quan đến gia cầm tại địa bàn dân cư... Hiện nay không chỉ riêng dịch cúm gia cầm có diễn biến nguy hiểm mà còn có nhiều dịch bệnh khác đã xuất hiện đe dọa đến cuộc sống của chúng ta. Một khi dịch chồng dịch sẽ rất khó khăn trong việc xử trí. Đề cao cảnh giác, chủ động nói không với nguy cơ nhiễm bệnh là chúng ta đang hướng tới một cuộc sống an toàn cho chính chúng ta và cộng đồng.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
4 giờ trước
Bé trai 6 tuổi tử vong do ngộ độc khi uống mật cá trắm chữa bệnh
-
7:58 sáng qua
Quản lý chặt chẽ thuốc và nguyên liệu làm thuốc chứa hoạt chất Esketamine
-
07:56 25/10/2022
Tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công ca ghép thận thứ 16
Công ty Dược Thiên Thành phát thuốc và chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi xã Đông Tiến
Phẫu thuật thành công bệnh nhân mắc bệnh Castleman hiếm gặp
Hiệu quả kết hợp y học hiện đại với y dược cổ truyền trong khám, chữa bệnh
Nâng cao chất lượng kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2023
TP.HCM: Ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 không có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng
Việt Nam phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai
“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa
Bất cập trong thực hiện đề án đầu tư xã hội hóa y tế tuyến xã
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 24°CNhiều mây, không mưa
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa