“Khơi thông” nguồn lực từ cơ chế, chính sách đặc thù
Với mục tiêu sớm đưa “Thành phố bên bờ sông Mã” trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, tỉnh đã dành cho thành phố những ưu tiên đặc biệt với những cơ chế, chính sách đặc thù. Để xứng đáng với sự quan tâm của tỉnh và sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, thành phố đang tập trung “khơi thông” nguồn lực từ cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Diện mạo đô thị TP Thanh Hóa.
Nghị quyết 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định TP Thanh Hóa là một trong 3 cực tăng trưởng vùng đồng bằng và trung du của tỉnh. Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX cũng xác định TP Thanh Hóa là một trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển nhanh và bền vững, trở thành đô thị lớn, hiện đại, văn minh, “trái tim” của cả tỉnh, là động lực quan trọng để tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, ngày 25/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ngay sau đó, ngày 13/7/2022, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 303/NQ-HĐND về “Thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thanh Hóa. Theo cơ chế, chính sách đặc thù, ngân sách TP Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tiền sử dụng đất (SDĐ) thu được từ 19 dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn. Trong đó có 8 dự án do thành phố tổ chức đấu giá QSDĐ; 11 dự án đấu thầu dự án có SDĐ do thành phố và các ngành, đơn vị cấp tỉnh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Để khơi thông nguồn lực từ cơ chế, chính sách đặc thù, Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời chỉ đạo UBND thành phố rà soát, xây dựng kế hoạch đấu giá, đấu thầu các dự án SDĐ, nhằm tạo nguồn kinh phí đối ứng để thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn. Đến nay, có 1 dự án đấu giá thành công và nhà đầu tư đã nộp đủ 100% tiền thuê đất, tương đương 451,455 tỷ đồng; 3 dự án đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, dự kiến trong quý II năm 2024 sẽ hoàn thành việc tổ chức đấu giá đất; 1 dự án đã cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng khu vực đấu giá đất, nhưng vướng thủ tục pháp lý chưa thể tổ chức đấu giá; 3 dự án đang triển khai đầu tư hạ tầng, dự kiến tổ chức đấu giá QSDĐ trong quý III và quý IV năm nay. Còn lại 11 dự án đang trong giai đoạn triển khai giải phóng mặt bằng và hoàn thiện các trình tự thủ thục pháp lý theo quy định.
Cùng theo cơ chế, chính sách đặc thù, TP Thanh Hóa có 10 dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn thu tiền SDĐ trên địa bàn. Trong đó có 3 dự án đang lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và 7 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong thời gian qua, thành phố đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn trên địa bàn. Cụ thể, dự án mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống, thành phố đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở công trình; dự kiến lựa chọn nhà thầu thi công hoàn thành trước ngày 7/5/2024, khởi công công trình trước ngày 10/5/2024 và hoàn thành công trình trước ngày 2/9/2025. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công công trình Cung văn hóa Thiếu nhi TP Thanh Hóa, dự kiến khởi công công trình trong tháng 4/2024 và hoàn thành vào cuối tháng 5/2025. Đồng thời tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công công trình nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An. Thành phố cũng đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng một số hạng mục bổ sung dự án Đại lộ Đông Tây đoạn từ nút giao với Quốc lộ 47 đến Quốc lộ 1; dự án cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây. Đối với dự án xây dựng TP Thanh Hóa đến năm 2025 trở thành đô thị thông minh, đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà thầu trước ngày 27/9/2024; dự án Đại lộ Nam sông Mã giai đoạn 2, HĐND thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để khởi công công trình trước ngày 30/10/2024.
Công viên Hội An sẽ được đầu tư tu bổ, nâng cấp từ nguồn lực theo cơ chế, chính sách đặc thù.
Với tinh thần “Thành phố vì cả tỉnh, cả tỉnh vì thành phố”, TP Thanh Hóa đang phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, cũng như việc giải quyết hiệu quả các dự án tồn đọng kéo dài trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Mặt khác, thành phố chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 303/NQ-HĐND của HĐND tỉnh với tinh thần quyết tâm chính trị, trách nhiệm cao, tạo ra những sản phẩm cụ thể từ nay đến cuối nhiệm kỳ 2020-2025.
Bài và ảnh: Hòa Bình
{name} - {time}
-
2024-12-15 16:15:00
Hoằng Phượng đón nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
2024-12-15 13:23:00
Quả ngọt trên cát bỏng
-
2024-04-09 15:51:00
Khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án
Từ 10/4, áp dụng chính sách tiền lương mới khối doanh nghiệp Nhà nước
Toạ đàm kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống HTX
Bản tin tài chính 9/4/2024: Liên tiếp phá đỉnh, SJC tăng dựng đứng lên 82,6 triệu đồng
Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại
[E-Magazine] – Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa
Prudential Việt Nam bền bỉ và kiên định với mục tiêu kinh doanh có trách nhiệm
Bản tin tài chính 8/4/2024: Vọt lên mức kỷ lục, SJC đã tăng trở lại
Chú trọng phát triển chăn nuôi gia công