(Baothanhhoa.vn) - Xác định khoa học - kỹ thuật (KHKT) là vấn đề mấu chốt trong chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, huyện Cẩm Thủy đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng KHKT vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm Thủy

Xác định khoa học - kỹ thuật (KHKT) là vấn đề mấu chốt trong chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, huyện Cẩm Thủy đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng KHKT vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm Thủy

Mô hình nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học tại thị trấn Phong Sơn.

Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới, hàng năm, huyện đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, như: tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất. Do đó, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, huyện đã chủ động phối hợp với ngành chức năng ứng dụng rộng rãi nhiều tiến bộ KHKT về giống, phân bón, các biện pháp thâm canh vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, lựa chọn, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất thử nghiệm. Nhiều địa phương đã có sự bứt phá trong phát triển nông nghiệp, hình thành và phát triển nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp như: mô hình nuôi gà công nghiệp bán chăn thả, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi cá trên đất chuyển đổi chuyên trồng lúa, trồng dưa vàng trong nhà màng (xã Cẩm Tú); mô hình nuôi gia súc sinh sản (Cẩm Yên); mô hình liên kết trồng cây sả Java (Cẩm Tâm); chuyển đổi đất 1 vụ sang trồng cây ăn quả tại (Cẩm Phú); nuôi gà công nghiệp bán chăn thả tại (Cẩm Thành); trồng rau an toàn trong nhà lưới tại (Cẩm Quý); xây dựng 2/2 chuỗi lúa gạo xã Cẩm Bình và Cẩm Tú với diện tích là 97 ha, sản lượng 590 tấn (hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao); xây dựng chuỗi thịt gia súc tại xã Cẩm Châu với quy mô 180 con gia súc, sản lượng 4.800 tấn; 17/17 xã, thị trấn xây dựng được mô hình thực phẩm tiêu dùng thông qua chuỗi; hoàn thiện hồ sơ và trình tỉnh đánh giá xếp hạng 3 sản phẩm OCOP: miến dong Đồi Ao (Cẩm Bình), miến dong Thuận Tâm (Cẩm Liên), mật ong Hương rừng đất cẩm (Cẩm Ngọc), đến nay tổ tư vấn sản phẩm miến dong và mật ong đã chấm điểm và đánh giá sản phẩm và đang chờ Hội đồng OCOP chấm...

Bên cạnh ứng dụng KHKT trong trồng trọt, huyện Cẩm Thủy cũng đã có cơ chế, chính sách khuyến khích các chủ trang trại, gia trại đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với đầu ra ổn định. Hầu hết các mô hình chăn nuôi, mô hình phát triển sản xuất đã và đang phát huy hiệu quả, có khả năng nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa. Ví như, việc sử dụng bình khí nitơ để kéo dài thời gian bảo quản tinh dịch bò; tập trung lai hóa đàn bò để cải thiện tầm vóc đàn bò cái nền, tăng trọng lượng và giá trị với giống bò lai Brahman, Droughmaster, BBB. Hay như các mô hình nuôi gà công nghiệp bán chăn thả tại xã Cẩm Tú; mô hình nuôi gà công nghiệp bán chăn thả tại xã Cẩm Thành; ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn, bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học Balasa tại xã Cẩm Bình để giảm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái; mô hình nuôi dê sinh sản, dê lấy thịt tại xã Cẩm Yên... cho năng suất và chất lượng cao. Ngoài ra, huyện cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ biogas, sử dụng vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thành khí biogas phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Các mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, đặc biệt là chăn nuôi gà, sử dụng chế phẩm EM từng bước được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi để khử mùi hôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp góp phần tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, công tác tuyên truyền đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiểu biết và nhận thức, ý thức của Nhân dân về xây dựng nông thôn mới, thể hiện qua việc Nhân dân tích cực đóng góp công sức thực hiện các chương trình phát triển kinh tế trong nông thôn; xây dựng giao thông, kiên cố hóa kênh mương, hiến đất xây dựng đường giao thông nội đồng. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, các tiềm năng, thế mạnh cơ bản được khai thác, thị trường được mở rộng; các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho kinh tế - xã hội. Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành các vùng sản xuất tập trung cây lúa, sắn, cây ngô, cây luồng và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu nông thôn, sự chuyển dịch kinh tế tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành được các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến. Kinh tế hộ nông dân chuyển dịch từ hình thức tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, có quy mô và hiệu quả cao hơn.

Để tiếp tục phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ KHKT, huyện Cẩm Thủy đang tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn như sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; đấu mối với các vụ, viện, ngành chức năng lựa chọn đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Thời gian tới, ngoài việc khuyến khích người dân thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc cùng tổ chức, nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng KHKT vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Các ngành có liên quan cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHKT, tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản trong chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ. Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoạt động khuyến nông, việc đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ và đẩy mạnh các hình thức sản xuất theo chuỗi, theo hướng liên kết giữa các tổ chức và nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đưa nền nông nghiệp huyện Cẩm Thủy phát triển bền vững và hiệu quả.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]