(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện 25 mô hình, đề tài, dự án thuộc nguồn kinh phí khuyến nông. Trong đó, có 7 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 6 mô hình lâm nghiệp, 6 mô hình chăn nuôi và 6 mô hình thủy sản. Các mô hình được triển khai tại 56 xã với tổng số 6.655 hộ dân được hưởng lợi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học công nghệ trong các mô hình khuyến nông

Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện 25 mô hình, đề tài, dự án thuộc nguồn kinh phí khuyến nông. Trong đó, có 7 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 6 mô hình lâm nghiệp, 6 mô hình chăn nuôi và 6 mô hình thủy sản. Các mô hình được triển khai tại 56 xã với tổng số 6.655 hộ dân được hưởng lợi.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong các mô hình khuyến nông

Mô hình nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết tại xã Hà Vân (Hà Trung).

Từ những mô hình khuyến nông đã giúp người nông dân tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng luôn chú trọng triển khai các lớp tập huấn, trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản về giống cây trồng, vật nuôi mới. Chỉ tính từ năm 2018 đến hết tháng 4-2019, cơ quan khuyến nông các cấp đã tổ chức khoảng gần 100 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng nghìn lượt nông dân trên địa bàn; tổ chức 3 diễn đàn khuyến nông @ tại các huyện Tĩnh Gia, Thiệu Hóa và Thọ Xuân... Nội dung các cuộc tập huấn, khuyến nông @ tập trung vào những kiến thức căn bản về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản; kỹ thuật trồng lúa, cây ăn quả, trồng rừng gỗ lớn thâm canh... Các mô hình khuyến nông phần lớn được thực hiện theo chuỗi giá trị, sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả, cây dược liệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tạo dòng sản phẩm an toàn, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ. Thực tế triển khai cho thấy, các mô hình đều hoạt động tốt, hiệu quả cao, giúp nông dân giảm công lao động, chi phí sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tập trung xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình chuyển đổi sản xuất, mô hình gieo trồng các giống cây mới. Điển hình, như: Mô hình thâm canh giống lạc mới L26 trên diện tích chuyên màu theo chuỗi giá trị với quy mô 8 ha và 40 hộ tham gia tại thôn Khánh Vân, xã Hải Nhân (Tĩnh Gia). Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón. Mô hình có nhiều ưu điểm, như: Nâng cao kỹ năng sản xuất của người dân, đủ năng lực tạo thành chuỗi giá trị; hạn chế sâu bệnh, côn trùng gây hại, tăng giá trị thương phẩm; nông dân chủ động sản xuất, kết nối với doanh nghiệp, ý thức sản xuất hàng hóa được nâng lên. Sau 5 tháng triển khai, năng suất mô hình đạt 30 tạ/ha, cao hơn giống lạc thông thường 6 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 12 triệu đồng/ha so với trồng lạc truyền thống. Trung tâm cũng xây dựng nhiều mô hình cho giá trị kinh tế cao khác, như: Mô hình sản xuất ngô ngọt HI-Brix 53 cho năng suất cao hơn 21% so với giống ngô thông thường; mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây dưa hấu...

Bên cạnh đó, các mô hình thủy sản cũng được Trung tâm Khuyến nông xây dựng theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, giúp chuyển đổi từ phương thức nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung theo chuỗi liên kết. Điển hình như mô hình nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết bảo đảm an toàn thực phẩm tại xã Hà Vân (Hà Trung) với quy mô 1,5 ha và 2 hộ tham gia cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn cho cá với tổng kinh phí 217 triệu đồng; được tập huấn, hướng dẫn những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng trong nuôi cá rô phi bảo đảm an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP; những kinh nghiệm trong quản lý, chăm sóc; một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị bệnh trên cá rô phi... Theo tính toán, thu nhập bình quân của các hộ tham gia mô hình tăng 1,5 lần so với cách nuôi thông thường.

Có thể thấy, các mô hình khuyến nông đã góp phần quan trọng giúp thay đổi nhận thức, thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của nông dân. Thông qua thực hiện các mô hình và tham gia các lớp tập huấn, người dân đã dần thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm; từ đó nắm chắc kỹ thuật, biết bố trí thời vụ, sử dụng giống mới và phân bón hợp lý; biết cách phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm, chế biến và bảo quản thức ăn hợp lý, bảo đảm vệ sinh...

Để nâng cao hiệu quả các mô hình khuyến nông, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục xây dựng và triển khai hỗ trợ các mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích, tạo sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; ưu tiên hỗ trợ các mô hình, chương trình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo thị trường đầu ra ổn định cho nông dân. Đồng thời, chủ động tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng, mang đặc trưng riêng của địa phương.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]