(Baothanhhoa.vn) - Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR),  theo dõi diễn biến rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn, những năm qua,  Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã phát động phong trào thi đua “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến” trong toàn ngành. Đến tháng 1-2019 đã có 10 đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm  triển khai thực hiện 11 mô hình, sáng kiến ứng dụng thiết bị công nghệ GPS phục vụ công tác BV&PTR, diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR tại các địa phương trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), theo dõi diễn biến rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn, những năm qua, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã phát động phong trào thi đua “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến” trong toàn ngành. Đến tháng 1-2019 đã có 10 đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm triển khai thực hiện 11 mô hình, sáng kiến ứng dụng thiết bị công nghệ GPS phục vụ công tác BV&PTR, diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR tại các địa phương trong tỉnh.

Ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Ảnh minh họa.

Điển hình như Hạt Kiểm lâm Mường Lát đã ứng dụng thiết bị GPS để quản lý phát rẫy và trong sản xuất nương rẫy gần rừng tại xã Tam Chung. Hạt đã chuyển bản đồ hiện trạng của xã Tam Chung lên thiết bị GPS; dùng thiết bị GPS để định vị, đo đếm, thống kê và lập bản đồ quản lý hơn 195 ha nương rẫy gần rừng của 68 hộ gia đình xã Tam Chung, phục vụ công tác kiểm tra, quản lý việc phát rẫy và đốt xử lý thực bì của các hộ gia đình. Việc ứng dụng thiết bị GPS để quản lý nương rẫy thuận lợi cho công tác kiểm tra ngoài thực địa của kiểm lâm viên phụ trách địa bàn. Kết quả nổi bật là 5 năm vừa qua trên địa bàn xã Tam Chung không xảy ra phát rừng làm rẫy trái phép, hạt kiểm lâm đã kiểm soát được nguy cơ cháy rừng. Tình hình an ninh rừng trên địa bàn ổn định; các hành vi xâm hại tài nguyên rừng ở địa phương được đẩy lùi, kiểm soát được nguy cơ cháy rừng.

Hạt Kiểm lâm Như Thanh đã có sáng kiến “xây dựng, số hóa và chuyển bản đồ khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn huyện Như Thanh vào máy GPS”. Vừa hướng dẫn chúng tôi đi thăm những cánh rừng xanh ngút ngàn tại một số xã trên địa bàn, đại diện lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Như Thanh cho biết: Trong các năm gần đây, tình hình an ninh rừng trên địa bàn huyện từng bước ổn định. Toàn bộ diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có được bảo vệ an toàn, không xảy ra cháy rừng. Nhiều hộ dân trong huyện đời sống được cải thiện và làm giàu từ nghề rừng,... Hiệu quả đó có phần đóng góp đáng kể từ việc hạt đã dùng thiết bị GPS rà soát, định vị, xác định diện tích các khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn huyện và lập bản đồ vùng trọng điểm cháy để quản lý và cài vào thiết bị GPS để kiểm tra công tác PCCCR. Kết quả, hạt đã rà soát, xây dựng được vùng trọng điểm cháy với diện tích 12.500 ha tại 3 khu vực: Khu đền Phủ Na - Am Tiên gồm các xã Mậu Lâm, Xuân Du, Phượng Nghi, Phú Nhuận với diện tích 3.500 ha; khu các xã Thanh Tân, Thanh Kỳ, Xuân Thái với diện tích gần 6.000 ha; khu các xã Xuân Khang, Xuân Phúc, Phúc Đường, Hải Long với diện tích gần 3.000 ha cài vào thiết bị GPS để phục vụ công tác kiểm tra PCCCR. Việc ứng dụng GPS vào hoạt động PCCCR giúp Hạt Kiểm lâm Như Thanh, các kiểm lâm viên địa bàn thực hiện tốt hơn công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách về BV&PTR; cấp huyện và các xã chỉ đạo có hiệu quả công tác PCCCR trên địa bàn; thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm soát các nguy cơ cháy rừng, quản lý được các vùng trọng điểm cháy, đồng thời phát hiện các điểm cháy chính xác, giúp cho công tác chỉ huy, điều động lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.

Phòng quản lý, bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm) đã ứng dụng khoa học công nghệ chuyển bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp từ định dạng TAB của Mapinfo vào GPS. Kết quả, đã chuyển được 27 bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng của 27 huyện, thị xã, thành phố vào GPS, giúp phản ánh đúng hiện trạng rừng cụ thể đến từng lô rừng gắn với chủ rừng, phục vụ có hiệu quả cho công tác kiểm tra rừng, thiết kế, nghiệm thu, trồng rừng, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, công tác PCCCR trên thiết bị GPS.

Việc ứng dụng thiết bị GPS phục vụ công tác BV&PTR, theo dõi diễn biến rừng, PCCCR đã đạt được hiệu quả rõ nét trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra rừng; thiết kế, nghiệm thu, trồng rừng; giám sát, kiểm tra khai thác lâm sản; quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật; cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và quy hoạch phát triển rừng, quản lý nương rẫy; công tác PCCCR thuận lợi, dễ thực hiện, tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí, đảm bảo khoa học, hiệu quả, đồng bộ, chính xác cao, đáp ứng yêu cầu về BV&PTR, theo dõi diễn biến rừng, PCCCR trong tình hình mới.

Thu Hòa


Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]