(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) cao nuôi tôm thẻ chân trắng, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cách nuôi tôm truyền thống, hướng tới phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học – công nghệ vào nuôi trồng thủy sản ở huyện Hoằng Hóa

Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) cao nuôi tôm thẻ chân trắng, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cách nuôi tôm truyền thống, hướng tới phát triển bền vững.

Ứng dụng khoa học – công nghệ vào nuôi trồng thủy sản ở huyện Hoằng Hóa

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng KHCN đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Hoằng Phụ là một trong những địa phương có diện tích NTTS lớn của huyện Hoằng Hóa. Hầu hết diện tích NTTS được chuyển đổi từ đất nông nghiệp vùng trũng chỉ cấy được một vụ lúa, năng suất thấp. Để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, xã đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cơ sở hạ tầng để NTTS; tăng cường công tác khuyến ngư, thành lập các HTX, tổ/đội sản xuất, phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn đào tạo nghề NTTS theo hướng hàng hóa cho các hộ nuôi. Ngoài ra, địa phương cũng đã định hướng quy hoạch vùng nuôi cho những hộ dân tập trung vào các con nuôi đặc sản, như: Nước mặn nuôi tôm sú, cua, rau câu, tôm thẻ chân trắng; nước ngọt nuôi các loại cá: Trắm, chép, diêu hồng, quả, hồng Mỹ...

Do thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay toàn xã có 250 ha nuôi tôm, trong đó có 25 ha nuôi trên cát bằng phương pháp đắp bờ, phủ bạt, còn lại là nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Và với 25 ha nuôi trên cát, có khoảng 4 ha áp dụng nuôi tôm công nghệ cao bằng hình thức ao tròn làm bằng khung sắt. Đơn cử như gia đình anh Lê Văn Quang, thôn 10, xã Hoằng Phụ. Năm 2018, gia đình anh Quang thuê lại 2.000m2 đất của bà con vùng ngoại đê, với thời hạn 5 năm, từ cuối năm 2018 anh Quang đã tiến hành cải tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa vào nuôi thả tôm thẻ chân trắng. Nhờ ứng dụng KHCN, sau hơn 3 tháng nuôi thả, 3 ao nuôi của gia đình anh Quang cho thu nhập 300 triệu đồng (trừ chi phí).

Ngoài hộ gia đình anh Quang, thì mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nhờ ứng dụng KHCN của các hộ gia đình anh Trương Văn Quân, Lê Văn Dũng... cũng đã bắt đầu cho thu nhập. Sau thời gian triển khai, các chủ mô hình khẳng định, phương thức nuôi tôm trong nhà kính theo hướng ứng dụng công nghệ cao là phương thức nuôi chắc ăn, rất ít rủi ro, dịch bệnh và có thể mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với phương thức nuôi truyền thống. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất cho phương thức nuôi trồng này là vốn đầu tư ban đầu cao và để thực hiện nuôi trồng độc lập thì hộ nuôi phải có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới về thiết kế, xây dựng ao nuôi và công tác vận hành, quản lý kỹ thuật nuôi trồng nhà kính.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, trong số gần 3.000 ha NTTS của huyện hiện nay có 110 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đem lại giá trị thu nhập từ 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, một số hộ mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học – kỹ thuật (KHKT), công nghệ cao vào nuôi tôm thẻ chân trắng, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 1,7 lần so với nuôi thâm canh cải tiến. Có được kết quả trên là do huyện đã tiếp tục áp dụng các tiến bộ KHKT mới, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vùng NTTS. Thực hiện có hiệu quả nuôi đa con, đa canh, đa thời vụ theo hướng an toàn, đa dạng sinh học và bảo vệ được nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đang khẳng định về hiệu quả kinh tế từ 104,3 ha năm 2018 lên gần 120 ha năm 2020. Để chuẩn bị cho vụ NTTS mới, tại các xã có diện tích nuôi thủy sản như: Hoằng Lưu, Hoằng Phong, Hoằng Yến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Châu... từ nhiều ngày nay, các hộ nuôi đã tập trung cải tạo, tu bổ ao, đồng, kiểm tra các cống và xử lý những vị trí bị xói lở, rò nước... chuẩn bị cho vụ nuôi thủy sản mới. Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa cũng đã chuẩn bị các điều kiện để cung ứng con giống đảm bảo chất lượng cho nhân dân nuôi thả. Đồng thời, khảo sát, lựa chọn các cơ sở uy tín khác cung cấp con giống có chất lượng. Công tác tập huấn, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật về NTTS cho bà con nông dân cũng đang được triển khai. Tại các vùng nuôi tôm công nghiệp, các hộ nuôi cũng đang tập trung chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho vụ mới. Các địa phương đã chủ động thực hiện nghiêm quy trình nuôi, tập trung nhân lực, vật lực, nạo vét, tu sửa, cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nước trước khi bước vào vụ nuôi mới. Đồng thời, mở rộng diện tích NTTS ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh, áp dụng quy trình VietGAP.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]