(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh làm tốt công tác dạy nghề, hỗ trợ nông dân

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống.

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh làm tốt công tác dạy nghề, hỗ trợ nông dânNhờ được tập huấn khoa học – kỹ thuật, nhiều hội viên nông dân huyện Nông Cống đã đưa cây trồng, giống mới vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Ngọc, giám đốc trung tâm cho biết: Xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho hội viên nông dân có vai trò quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân, nhất là nông dân ở nông thôn, trung tâm tiến hành khảo sát, tập hợp hội viên nông dân có nhu cầu học nghề, sau đó tổ chức dạy nghề hoặc phối hợp với các đơn vị, đối tác để triển khai các khóa dạy nghề, đáp ứng thiết thực và kịp thời nhu cầu học nghề của nông dân. Trong công tác dạy nghề cho nông dân, trung tâm thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trình độ nhận thức của nông dân. Tài liệu phục vụ giảng dạy được lựa chọn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; áp dụng dạy song hành giữa lý thuyết với thực hành “cầm tay chỉ việc” trên mô hình, cây trồng, vật nuôi. Trung tâm cung ứng vật tư, thiết bị, đầu tư xây dựng mô hình thí điểm học nghề bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, kịp thời vụ để hướng dẫn học viên thực hành theo đúng nội dung giảng dạy và quy trình kỹ thuật. Giáo viên phối hợp với các tổ chức hội, chính quyền địa phương lựa chọn mô hình thực tế để hướng dẫn thực hành, giúp học viên nâng cao tay nghề. Từ đó, có cách nhìn mới, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Cùng với dạy nghề, công tác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế được trung tâm chú trọng thông qua phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo tư vấn, hướng dẫn cách xây dựng mô hình kinh tế. Thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng giống cây, con, vật tư phục vụ các mô hình thực hành học nghề của hội viên, nông dân. Tư vấn, hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, tạo liên kết tiêu thụ sản phẩm và thực hiện tốt chương trình mua phân bón chậm trả cho nông dân.

Theo thống kê, từ năm 2019 đến nay, trung tâm đã phối hợp tổ chức đào tạo được 40 lớp dạy nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp cho gần 1.000 học viên; phối hợp mở 15 lớp học tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật cho trên 1.500 lao động; tổ chức hơn 200 cuộc hội thảo đầu bờ cho 10.000 lượt người tham gia... Những lớp đào tạo nghề tổ chức dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu người học, mở tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Nội dung học lý thuyết đi đôi với thực hành giúp học viên dễ dàng tiếp nhận kiến thức. Qua đánh giá, nhiều nông dân đã có kiến thức cơ bản và vươn lên ổn định cuộc sống với tỷ lệ có việc làm, áp dụng ngay vào sản xuất đạt trên 80%. Các học viên còn là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức đã học, chia sẻ kinh nghiệm đến đông đảo bà con khác giúp nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Anh Nguyễn Quang Hiếu, xã Phượng Nghi (Như Thanh) là điển hình tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, vươn lên làm giàu của địa phương. Anh Hiếu chia sẻ: “Sau khi tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi do Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện tổ chức, tôi mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội mua 6 con trâu, bò về nuôi sinh sản và vỗ béo để bán. Số tiền thu được hằng năm tôi quay vòng đầu tư tăng đàn đại gia súc và 50 con dê. Với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm từ thực tế áp dụng vào sản xuất nên vật nuôi đều khỏe mạnh và phát triển tốt. Đến nay, gia đình có 30 con trâu, bò, đàn lợn cỏ gần 200 con, gần chục ha đồi, rừng. Không chỉ có thu nhập cao mà gia đình tôi còn tạo việc làm cho 3 lao động ở địa phương”.

Có thể thấy, thông qua công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên đã thay đổi tư duy về cách làm kinh tế, được tiếp cận với phương thức sản xuất, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả các chương trình, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời, tranh thủ những nguồn hỗ trợ từ tỉnh, Trung ương triển khai những mô hình điểm về sản xuất theo quy mô hàng hóa, đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]