(Baothanhhoa.vn) - Từng có công việc khá ổn định tại TP Thanh Hóa nhưng chị Bùi thị Bích Ngọc (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) đã rẽ ngang sang nghề sản xuất các sản phẩm tẩy rửa tự nhiên ứng dụng công nghệ enzyme từ vỏ dứa mang thương hiệu Fuwa3e và sớm thành lập Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa3e Biotech, tạo việc làm cho 13 lao động thường xuyên, góp phần vào việc giải quyết ô nhiễm môi trường.

Nữ “thủ lĩnh” ngoại đạo ngành công nghệ sinh học khởi nghiệp từ “rác thải”

Từng có công việc khá ổn định tại TP Thanh Hóa nhưng chị Bùi thị Bích Ngọc (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) đã rẽ ngang sang nghề sản xuất các sản phẩm tẩy rửa tự nhiên ứng dụng công nghệ enzyme từ vỏ dứa mang thương hiệu Fuwa3e và sớm thành lập Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa3e Biotech, tạo việc làm cho 13 lao động thường xuyên, góp phần vào việc giải quyết ô nhiễm môi trường.

Nữ “thủ lĩnh” ngoại đạo ngành công nghệ sinh học khởi nghiệp từ “rác thải”

Chị Bùi Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa3e Biotech (ngoài cùng, bên phải ảnh) tại chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp năm 2021” do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

Bén duyên với nghề một phần là sở thích, một phần do chị có làn da tay cực kỳ nhạy cảm với các chất tẩy rửa nên thường xuyên tìm hiểu các loại nước tẩy rửa để dùng. Năm 2018, tình cờ chị tìm hiểu trên mạng và biết đến nghiên cứu của Tiến sĩ Rosuko người Thái Lan có 30 năm nghiên cứu về eco enzyme - phương pháp ngâm ủ thủ công và lên men tự nhiên từ các vỏ trái cây thải trong nhà bếp để làm chất tẩy rửa gia dụng trong gia đình đã thực sự kích thích trí tò mò, sự hứng khởi của chị. Càng tìm hiểu về công nghệ enzyme, chị càng thấy những ý nghĩa tuyệt vời của nó mang lại không chỉ an toàn cho da tay, cho sức khỏe gia đình mà còn cải thiện môi trường sống.

Nữ “thủ lĩnh” ngoại đạo ngành công nghệ sinh học khởi nghiệp từ “rác thải”

Dứa được rửa sạch và ngâm ủ cùng với các phụ liệu khác theo quy trình

Nhận thấy Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng nguyên liệu dứa đồi dào cùng với công thức tìm hiểu trên mạng của Tiến sĩ Rosuko người Thái Lan chia sẻ đã thôi thúc chị bắt tay vào thử nghiệm ngay.

Trong quá trình làm thí nghiệm chị kết hợp thêm với các loại vỏ trái cây giàu vitamin, tinh dầu khác như vỏ cam, vỏ chanh, vỏ bưởi... để tăng thêm tính tẩy rửa, kháng khuẩn và mềm mại da tay khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa sinh học bao gồm: Nước rửa chén, nước rửa tay, nước lau sàn, nước giặt, vệ sinh bồn cầu, nước ngâm rửa rau củ quả, xịt khử mùi.

Thời gian đầu chị thu mua nguyên liệu về làm và chủ động đi chào hàng cho bạn bè, người thân, các quán bán lẻ. Tuy nhiên đây cũng là thời gian chào hàng rất khó vì người tiêu dùng đã quen với các sản phẩm có thương hiệu được sản xuất bằng công nghệ.

Lợi thế của dòng sản phẩm gia đình sản xuất bằng phương pháp 50% thủ công, 50% công nghệ, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp và quan trọng là chất lượng không thua kém các hãng trên thị trường nên đã dần thuyết phục được khách hàng. Chỉ sau 1 năm (2019) vợ chồng chị Ngọc đã thành lập Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa Biotech tại phường Đông Cương và hợp đồng với 3 hộ làm công đoạn ngâm ủ với khối lượng lớn. Nữ “thủ lĩnh” ngoại đạo ngành công nghệ sinh học khởi nghiệp từ “rác thải”

Các loại sản phẩm của Công ty được sản xuất từ dứa và các phế phẩm nông nghiệp khác

Chị Ngọc cho biết, điểm khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm là không dùng hóa chất tạo màu, tạo mùi và có màu tự nhiên của enzyme nên có mùi thơm rất dễ chịu và thư giãn. Do đó các sản phẩm của fuwa3e rất an toàn cho cả trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường. Nguyên liệu sản xuất chính là từ vỏ dứa và các loại vỏ trái cây khác đã được Công ty xử lí giảm một lượng lớn rác thải hữu cơ cho địa phương.

Chị Ngọc cho biết thêm, vỏ dứa ngâm đủ 3 tháng trộn với một số phụ liệu khác mới cho ra thành phẩm. Cứ gối đợt này đến đợt khác, bình quân mỗi tháng Công ty sản xuất được 15.000 sản phẩm, doanh thu đạt 500 triệu đồng, dự kiến năm 2021 là năm bước vào giai đoạn phát triển của Công ty sau 3 năm khởi sự với sản lượng tăng gấp 3 lần trước đây.

Hiện nay thị trường của Công ty đã mở rộng tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước và có Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng.

Nữ “thủ lĩnh” ngoại đạo ngành công nghệ sinh học khởi nghiệp từ “rác thải”

Chị Ngọc (ở giữa ảnh) cùng với các cộng sự của mình tại Công ty

Khởi nghiệp từ những phế phẩm nông nghiệp tưởng chừng như khó thực hiện nhưng kể từ ngày thành lập doanh nghiệp đến nay, Công ty TNHH công nghệ sinh học Fuwa Biotech đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: Sản phẩm nước rửa chén được chứng nhận OCOP hạng 3 sao và nước giặt được chứng nhận OCOP hạng 4 sao; vào vòng thi chung kết “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp năm 2021” do Hội LHPN tỉnh tổ chức; đạt Top 2 - doanh nghiệp tạo tác động xã hội - chương trình Youth: Colap 2020 và sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự vòng chung kết Châu Á Thái Bình Dương năm 2021 tại Malaysia...

Nữ “thủ lĩnh” ngoại đạo ngành công nghệ sinh học khởi nghiệp từ “rác thải”

Chị Bùi Thị Bích Ngọc bên lề Hội nghị tổng kết xây dựng sản phẩm OCOP tỉnh năm 2020

Chia sẻ về hành trình “chinh phục” những danh hiệu trên, chị Ngọc cho biết: Chặng đường phát triển của Công ty gặp khá nhiều chông gai, nhưng chất lượng thương hiệu Fuwa3e cùng với chiến thuật bán hàng đã giúp Công ty chinh phục được khách hàng và có thị trường mở rộng.

Mục tiêu hướng tới của Công ty không chỉ là sản phẩm xuất sắc của địa phương, mà còn mang tầm vóc quốc gia, đồng thời phổ biến rộng rãi công nghệ enzyme tới cộng đồng, xã hội hóa trong sản xuất để tạo việc làm cho người dân có thêm thu nhập.

Về lâu dài, Công ty đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác nước ngoài để hướng đến xuất khẩu.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]