(Baothanhhoa.vn) - Áp dụng công nghệ tưới tiên tiến đang được xem là giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, còn góp phần cải tạo diện tích đất sản xuất nông nghiệp hoang hóa, khó tưới nằm ở vị trí đất đồi dốc, nhiễm mặn. Vì vậy, những năm qua, nhiều hộ dân đã áp dụng công nghệ tưới tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở rộng diện tích cây trồng tưới bằng công nghệ tiên tiến

Áp dụng công nghệ tưới tiên tiến đang được xem là giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, còn góp phần cải tạo diện tích đất sản xuất nông nghiệp hoang hóa, khó tưới nằm ở vị trí đất đồi dốc, nhiễm mặn. Vì vậy, những năm qua, nhiều hộ dân đã áp dụng công nghệ tưới tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Diện tích cây ăn quả được tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Vùng đồi trồng cây ăn quả của gia đình ông Chữ Thanh Hải, tại xã Xuân Hòa (Như Xuân) được xem là mô hình điểm về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, với năng suất bình quân của mỗi cây cam, bưởi đạt 50-70kg, nhờ vậy mỗi ha cho doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm. Sở dĩ diện tích cây ăn quả của gia đình ông Hải có được năng suất vượt trội, doanh thu cao là bởi toàn bộ diện tích trồng cây ăn quả đều được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và phun sương bán tự động được lấy từ giếng khoan. Theo ông Hải, việc sử dụng công nghệ tưới tiên tiến vào sản xuất không những giảm được công lao động, mà còn giúp cung cấp đủ nước cho cây trồng, rửa được sương muối, phòng tránh tình trạng rụng, nám quả. Hơn nữa, sản phẩm sau thu hoạch bảo đảm chất lượng. Thấy được những lợi ích của việc áp dụng các công nghệ tưới vào sản xuất, nên nhiều hộ dân có diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn xã cũng đã đầu tư lắp đặt. Được biết, hiện toàn xã Xuân Hòa có khoảng 100 ha cây ăn quả được trồng trên diện tích đất đồi dốc, khó tưới, nhưng có khoảng hơn 80% diện tích này được lắp đặt công nghệ tưới tiên tiến.

Là huyện có tiềm năng lớn về phát triển cây ăn quả, vì vậy để phát huy tối đa lợi thế này, những năm qua, huyện Thạch Thành đã chú trọng tích tụ đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển cây ăn quả tập trung, quy mô lớn. Tuy nhiên, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện chủ yếu nằm ở khu vực đất đồi, không có hệ thống thủy lợi phục vụ cho công tác tưới, nên nguồn nước tưới cho cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Bởi vậy, để chủ động được nguồn nước tưới, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm cây ăn quả, hướng đến sự phát triển bền vững, thời gian qua, huyện Thạch Thành đã vận động các hộ dân và doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến cho diện tích cây trồng, nhất là diện tích trồng cây ăn quả. Hiện, toàn huyện có 150 ha cây ăn quả có múi được trồng tập trung, tất cả diện tích này đều được lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, nên sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã và đang góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Vì vậy, để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp có sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ 1 lần kinh phí xây dựng các bể đựng nước tưới trên mặt ruộng đối với diện tích trồng mía tập trung; mua dây, khóa, van lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên mặt ruộng, mua máy bơm phục vụ tưới mía, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng có chính sách hỗ trợ riêng cho diện tích sản xuất nông nghiệp tập trung thực hiện lắp đặt hệ thống tưới nước tiên tiến. Nhờ đó, diện tích sản xuất nông nghiệp được sử dụng công nghệ tưới tiên tiến ngày càng được mở rộng. Theo thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, gồm: Tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới nhỏ giọt kết hợp phân bón, tưới tiết kiệm trong nhà lưới, nhà kính. Theo đó, diện tích sản xuất nông nghiệp tưới bằng các công nghệ tưới tiên tiến này đã được mở rộng lên khoảng 2.300 ha và chủ yếu là diện tích trên cạn, nằm ở khu vực khó tưới. Trong đó, mía là 1.000 ha, cây ăn quả là 1.300 ha, tập trung tại các huyện Thạch Thành, Như Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn... Qua đánh giá cho thấy, diện tích cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến đều cho năng suất cao hơn khoảng 30% so với những diện tích không được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến và cao hơn 50% đến 60% so với diện tích cây trồng cạn không chủ động được nước tưới.

Hiện tại, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tiếp tục tập trung mở rộng diện tích cây trồng có tưới bằng công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư lớn, 1 ha cây trồng nếu đầu tư lắp đặt hệ thống công nghệ tưới tiên tiến cần chi phí khoảng 30 đến 40 triệu đồng, do vậy nhiều hộ dân không dám bỏ vốn đầu tư. Bởi vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu, đề xuất thêm chính sách hỗ trợ đối với diện tích cây trồng có sử dụng công nghệ tưới tiên tiến; đồng thời, đề nghị các địa phương ưu tiên, tạo điều kiện về nguồn vốn vay, để các hộ dân đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]