(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ và giá bán vật liệu xây dựng (VLXD) như hiện nay, việc quan tâm, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thực tế, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh đã có sự đầu tư xứng đáng cho công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ và giá bán vật liệu xây dựng (VLXD) như hiện nay, việc quan tâm, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thực tế, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh đã có sự đầu tư xứng đáng cho công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựngSản xuất cát nhân tạo tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Liên (Nông Cống).

Tại Công ty CP Xi măng Vicem Bỉm Sơn, để tiếp tục tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm clinker và xi măng, Vicem Bỉm Sơn huy động cán bộ, công nhân viên toàn công ty phát huy phong trào ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ từ công đoạn khai thác mỏ đến xuất bán sản phẩm nhằm tối ưu hóa toàn bộ quá trình sản xuất, giảm chi phí, gia tăng giá trị sản phẩm.

Trong tháng 1-2020, Công ty CP Xi măng Vicem Bỉm Sơn đã đưa sáng kiến lắp đặt tuyến băng tải vận chuyển clinker lò 2 cấp cho máy nghiền xi măng số 2, 3 vào hoạt động. Được biết, dây chuyền sản xuất clinker số 2 có công suất bình quân gần 4.000 tấn/ngày và cấp cho máy nghiền xi măng số 1 và số 4 sử dụng. Phần còn lại được vận chuyển bằng xe ô tô sang cấp cho máy nghiền 2, 3, xuất cho khách hàng hoặc đưa ra bãi lưu trữ. Do đặc điểm hệ thống silo chứa dây chuyền 2 nhỏ, nhiều thời điểm máy nghiền số 1, số 4 dừng vì vậy lượng clinker sẽ bị dư cần xuất cho khách hàng hoặc đưa ra bãi tồn trữ. Khi đưa clinker ra bãi ngoài sẽ tăng chi phí, suy giảm chất lượng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Việc lắp đặt tuyến băng tải vận chuyển clinker lò 2 cấp cho máy nghiền 2, 3 sử dụng đã điều tiết được clinker dư cục bộ của lò 2. Đồng thời, bảo đảm hạn chế đưa clinker ra bãi tại những thời điểm cục bộ, ổn định được kế hoạch sản xuất và sử dụng clinker tại nhà máy. Qua thời gian sử dụng, sáng kiến được đánh giá đã giảm chi phí sản xuất khoảng 434 triệu đồng/năm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 34 đơn vị khai thác cát tự nhiên, 9 đơn vị sản xuất cát nghiền từ đá, 4 đơn vị sản xuất xi măng với tổng công suất 19,11 triệu tấn/năm, sản xuất gạch tuynel có 42 đơn vị, sản xuất gạch không nung 52 đơn vị, sản xuất gạch ceramic 2 đơn vị với tổng công suất 5,2 triệu viên/năm, sản xuất vôi công nghiệp 1 đơn vị với công suất 450.000 tấn/năm... Tổng giá trị sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng/năm. Việc ứng dụng, đổi mới công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng các loại VLXD, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Theo quy hoạch, định hướng phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng 7 nhóm VLXD là: Vật liệu xây (gạch nung, gạch không nung), vật liệu lợp (nung và không nung), đá xây dựng, cát xây dựng (cát tự nhiên, cát nghiền), bê tông (cấu kiện và thương phẩm), vôi công nghiệp, tấm thạch cao. Ngành công nghiệp sản xuất VLXD cũng đặt mục tiêu sớm hội nhập khoa học và công nghệ sản xuất VLXD quốc tế, nâng cao trình độ nghiên cứu trong nước, rút ngắn khoảng cách về công nghệ so với thế giới để nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

Để khuyến khích ứng dụng công nghệ của các DN trong lĩnh vực sản xuất cát xây dựng, tại Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND ban hành ngày 17-7-2021, HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, cũng đã quy định về việc hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền). Theo đó, đối tượng được áp dụng là: Các tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu thực hiện và hoàn thành việc đầu tư mới hoặc đổi mới toàn bộ công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền) trong khoảng thời gian từ ngày nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31-12-2025. Các DN sẽ được hỗ trợ 30% tổng giá trị đầu tư, mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho hoạt động đầu tư, ứng dụng công nghệ này.

Bài và ảnh: Bách Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]