(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông, lâm nghiệp, huyện Quan Hóa còn quan tâm công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật (KHKT) cho nông dân, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Hóa chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân

Cùng với việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông, lâm nghiệp, huyện Quan Hóa còn quan tâm công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật (KHKT) cho nông dân, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm.

Huyện Quan Hóa chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân

Cán bộ xã Phú Nghiêm hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.

Để giúp người dân nắm bắt tiến bộ KHKT, từ đó áp dụng vào canh tác sản xuất, chăn nuôi, UBND huyện Quan Hóa chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, giúp nông dân tiếp cận và làm chủ khoa học. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ lựa chọn các giống hiệu quả và những mô hình chăn nuôi có thu nhập cao để bà con học hỏi, làm theo. Tại các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền để người nông dân nắm bắt được kỹ thuật sản xuất để từ đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây, con giống mới năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào canh tác, chăn nuôi. Từng bước thay đổi thói quen, phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ, chuyển dần sang sản xuất tập trung, tạo sản phẩm có năng suất, giá trị kinh tế cao. Điển hình như gia đình ông Hà Văn Thái, bản Đồng Tâm, xã Phú Nghiêm, năm 2015 được UBND xã lựa chọn tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới do xã làm chủ đầu tư. Gia đình ông được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn, chuyển giao KHKT để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng rừng kết hợp trồng cây ăn quả trên diện tích hơn 3 ha. Cùng với tính chịu thương, chịu khó, kết hợp sự am hiểu kỹ thuật canh tác, đến nay trang trại của ông Thái đã phát triển được 2 ha rừng keo, 1 ha cam và bưởi, dưới tán rừng ông kết hợp nuôi 200 con gà, 20 con lợn, 5 con bò... từ những sản phẩm trên đã giúp gia đình ông Thái thu nhập khoảng 140 triệu đồng/năm.

Chuyển giao KHKT có thể được coi là chìa khóa vàng, thông qua các mô hình, các lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, giúp người nông dân trên địa bàn huyện Quan Hóa áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả, giai đoạn 2010-2020, huyện Quan Hóa mở 36 lớp đào tạo nghề cho 1.336 lao động và mở 340 lớp chuyển giao KHKT trong sản xuất với 20.000 người tham gia; xây dựng được 37 mô hình phát triển kinh tế mới mang lại hiệu quả. Điển hình như các mô hình: chăn nuôi bò; trồng cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; trồng thâm canh rừng luồng... Đồng thời, mở 6 lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới với 600 người tham gia. Tại các xã, thị trấn cũng mở 28 lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, với hơn 2.000 người tham gia...

Bên cạnh đó, huyện Quan Hóa còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hóa gần 100km đường thôn bản, đầu tư 28 công trình hồ đập, kiên cố hóa 37km kênh mương, nâng cấp và xây mới 110 phòng học, 13 công sở, 16 nhà văn hóa xã... góp phần, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Với những kết quả đạt được trong chuyển giao KHKT cho nông dân đã tạo sự chuyển biến trong ngành nông nghiệp huyện Quan Hóa, góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho Nhân dân trong huyện.

Bài và ảnh: Gia Bảo


Bài và ảnh: Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]