(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, tích cực và triển khai có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) cho doanh nghiệp và các chủ thể nói riêng. Trong đó phát triển TSTT trong lĩnh vực nông nghiệp đang nhận được sự quan tâm với nhiều chính sách cụ thể.

Đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ trong ngành nông nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, tích cực và triển khai có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) cho doanh nghiệp và các chủ thể nói riêng. Trong đó phát triển TSTT trong lĩnh vực nông nghiệp đang nhận được sự quan tâm với nhiều chính sách cụ thể.

Đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ trong ngành nông nghiệpHội thảo tổng kết chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.

Để đẩy mạnh và phát triển TSTT trong nông nghiệp, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chú trọng khuyến khích phát triển các mặt hàng lợi thế của tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cụ thể, từ năm 2015 đến nay, Sở NN&PTNT đã hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về SHTT; đẩy mạnh việc xác lập, bảo hộ quyền SHTT, đặc biệt quan tâm, chú trọng đến bảo hộ TSTT cho các sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Với quan điểm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là một trong những hướng đi trọng tâm, cần thiết, góp phần mang lại hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển mặt hàng lợi thế và chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang tập trung, theo chuỗi giá trị là cơ sở để người sản xuất thiết lập và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh việc xác lập bảo hộ quyền SHTT.

Để làm được điều đó, ngành NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất theo từng ngành hàng. Trong trồng trọt, đã có liên kết sản xuất thu mua mía đường giữa các doanh nghiệp như Lam Sơn, Nông Cống, Việt Nam - Đài Loan, với 18 huyện trên địa bàn tỉnh; liên kết, sản xuất thu mua nguyên liệu của các nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, Như Xuân, Ngọc Lặc. Ngoài ra, các loại cây gai xanh, lúa giống, lúa thương phẩm, lúa hữu cơ, ngô dày, khoai tây, ớt, ngô ngọt và các loại rau, quả, thực phẩm cũng đang trở thành những sản phẩm chủ lực, được sản xuất theo chuỗi liên kết.

Chỉ đạo chuyển đổi cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện bất thuận của thời tiết, trong đó tập trung cho các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo 233 nghìn ha, sản lượng gạo 919 nghìn tấn; rau, quả 45 nghìn ha, sản lượng 540 nghìn tấn; mía đường 22.500 ha, sản lượng 1,395 triệu tấn; cây thức ăn chăn nuôi 12,7 nghìn ha, sản lượng 419 nghìn tấn. Trong chăn nuôi, đã hình thành và ổn định các chuỗi giá trị như: Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty TH Truemilk, Công ty CP Nông sản Phú Gia-Vietavis; các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của Công ty TNHH Hiền Nhuần; liên kết thu mua, giết mổ, chế biến lợn sữa xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Mai; chuỗi liên kết gia công của Công ty CP Dabaco, Japfa... phát triển các sản phẩm chủ lực như: thịt lợn hơi 150 nghìn tấn, thịt gia cầm hơi 54,74 nghìn tấn; 160 triệu quả trứng gia cầm; bò thịt chất lượng cao 40 nghìn con, sản lượng thịt 19,71 nghìn tấn; bò sữa 15 nghìn con, sản lượng sữa 33 nghìn tấn.

Trong lâm nghiệp đã hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm; một số chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp hiệu quả, như: Công ty TNHH gỗ Xuân Sơn với nhóm hộ huyện Thạch Thành (1.458 hộ/1.715,27 ha rừng gỗ); Công ty CP Ngọc Sơn với nhóm hộ huyện Quan Sơn (69 hộ/3.045 ha rừng luồng, vầu); Công ty CP BWG Mai Châu với nhóm hộ huyện Quan Hóa (545 hộ/2.369,6 ha rừng luồng). Phát triển các sản phẩm chủ lực, như: Rừng gỗ trồng 125.000 ha; các sản phẩm từ gỗ: ván DMF, ván ghép, gỗ ghép, gỗ nan thanh, gỗ xẻ...; tre luồng 128 nghìn ha; sản phẩm từ tre, luồng chủ yếu là ép tấm công nghiệp; khai thác bền vững dược liệu dưới tán rừng 94.550 ha.

Đối với bảo hộ giống cây trồng, ngành đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 8 giống cây trồng được Cục Trồng trọt (thuộc Bộ NN&PTNT) cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng, gồm: giống lúa Bắc Thịnh, Bắc Xuyên của Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung bộ; Thanh Ưu 4 của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) giống cây trồng Thanh Hóa (nay là Viện Nông nghiệp Thanh Hóa); Hồng Đức 9 của Trường Đại học Hồng Đức; Lam Sơn 8, Thuần Việt 1 của Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa; Sumo của Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa; HaNa 318 của Công ty TNHH Hạt giống HaNa.

Đặc biệt, Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) đang được ngành NN&PTNT tích cực triển khai với nhiều kết quả bước đầu quan trọng. Để tham gia phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể kinh tế, HTX trên địa bàn tỉnh đã từng bước tiếp cận và thay đổi tư duy sản xuất. Trong đó, áp dụng công nghệ sản xuất theo quy trình, có kiểm tra, giám sát, sử dụng các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ để tạo số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, nâng giá trị cho thương hiệu.

Đến nay, toàn tỉnh đã lựa chọn, đánh giá, xếp hạng được 42 sản phẩm đạt chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Dự kiến đến hết năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 53 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 2 sản phẩm được đề xuất sản phẩm quốc gia. Việc gia tăng số lượng, chất lượng các sản phẩm OCOP là cơ hội để doanh nghiệp xác định lộ trình phát triển nhãn hiệu, bảo đảm cho các sản phẩm vươn xa hơn nữa trên thị trường.

Song song với ngành NN&PTNT, giai đoạn 2016-2020, Sở KH&CN đã tích cực phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai các đề án, chính sách hỗ trợ hoạt động SHTT nói chung, SHTT TSTT trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức SHTT Sở KH&CN đã chú trọng xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu đặc sản của tỉnh, đã đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quyền SHTT, nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Hiện nay, toàn tỉnh đã có gần 30 sản phẩm truyền thống được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quyền SHTT như: mắm tôm Hậu Lộc, cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn, quế ngọc Thường Xuân; nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, nước mắm Khúc Phụ, bánh gai Tứ Trụ, kẹo nhãn Lang Chánh, chè lam Phủ Quảng, tương làng Ái... Đây là những kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề phát triển những sản phẩm truyền thống trên cơ sở có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Có thể khẳng định, với sự phát triển của nền tri thức, SHTT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Đồng thời, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sản phẩm phải được bảo hộ SHTT và được kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ. Điều này dẫn đến nhu cầu tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển TSTT trong lĩnh vực nông nghiệp là yêu cầu tất yếu hiện nay.

Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]