Khó khăn về nguồn cung cát xây dựng tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa
Không có mỏ, nguồn cung ứng cát cho các công trình, dự án, cũng như phục vụ xây dựng trong Nhân dân trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa đang gặp không ít khó khăn.
Dự án xây dựng Trường Tiểu học Pù Nhi, huyện Mường Lát.
Khan hiếm cát cho công trình
Là huyện nghèo vùng biên, Mường Lát nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng. Hiện tại, trên địa bàn huyện đang triển khai khoảng 100 dự án đầu tư xây dựng lớn, nhỏ. Để có nguồn cát phục vụ cho các công trình, dự án, các nhà thầu đang phải ký kết thu mua từ các huyện Bá Thước, Quan Sơn, Cẩm Thủy. Bất cập trên không chỉ dẫn đến việc “đội cước” phí vận chuyển, nâng tổng mức đầu tư các dự án, mà đối với các doanh nghiệp để xoay xở có nguồn cát phục vụ công trình thi công cũng gặp không ít khó khăn.
Ông Đỗ Xuân Tùng, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Xây dựng Phương Đông (có địa chỉ tại TP Sầm Sơn) cho biết: "Công ty đang triển khai thực hiện 8 dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Mường Lát. Nhu cầu về cát xây dựng, cát bê tông là rất lớn. Trong khi huyện không có mỏ cát, buộc công ty phải ký kết thu mua, vận chuyển cát từ các huyện Bá Thước, Quan Sơn, Cẩm Thủy. Đường xa, cước phí vận chuyển cao, trung bình mỗi khối cát tại mỏ có giá từ 180 - 200 nghìn đồng, nhưng để vận chuyển lên đến thị trấn Mường Lát, giá cát đẩy lên đến 400 nghìn đồng; lên các xã Quang Chiểu hay Mường Chanh giá mỗi khối cát đội lên 500 - 600 nghìn đồng. Đó là trường hợp có cát để mua. Việc tìm được đầu mối có đủ trữ lượng cát đáp ứng nhu cầu là điều không hề dễ. Để có cát, thậm chí đơn vị phải thu mua từ nhiều đầu mối khác nhau.
Chia sẻ với những khó khăn của nhà thầu, ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mường Lát cho biết: Khó khăn về nguồn cát xây dựng phục vụ cho các công trình, dự án là bất cập lâu nay tại địa phương. Giá cát thì theo quy định phê duyệt của tỉnh. Tuy nhiên, tùy từng địa phương, sẽ tính toán thêm các chỉ số về chất lượng cát, cước phí vận chuyển... từ đó, đưa ra mức giá cho từng dự án. Với huyện Mường Lát do không có mỏ cát nào được cấp phép nên phải mua cát từ các địa phương khác, giá cát cao. Vào mùa mưa bão, tình trạng khan hiếm cát càng trở nên trầm trọng, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, công trình.
Sớm rà soát, bổ sung cấp phép mỏ
Tình trạng khan hiếm cát cũng đang gây ra nhiều khó khăn, bất cập đối với các dự án đầu tư xây dựng tại huyện Quan Hóa. Mới đây, ngày 15/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định về việc đóng cửa mỏ cát trên sông Mã đoạn qua xã Phú Thanh, đối với Công ty TNHH Xây dựng thương mại và Khai thác khoáng sản Trường An. Đây là mỏ cát cuối cùng còn hoạt động trước khi đóng cửa trên địa bàn huyện.
Ông Cao Xuân Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết: "Xã Phú Sơn đang tập trung XDNTM, các công trình hạ tầng nông thôn đều đang gặp khó khăn vì khan hiếm cát xây dựng. Huyện Quan Hóa không còn mỏ cát nào hoạt động, buộc địa phương phải nhập cát từ huyện Mai Châu (Hòa Bình). Mức giá cùng cước vận tải cao khiến cho nguồn vốn đầu tư các công trình cũng tăng theo, gây ra nhiều áp lực về vận động đóng góp trong Nhân dân".
Ông Trương Công Tuấn, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Hóa cho biết: "Trước nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu xây dựng trong Nhân dân trên địa bàn, ngày 5/12/2023, UBND huyện Quan Hóa đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh về các mỏ khoáng sản đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2024. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có mỏ cát nào được cấp phép hoạt động".
Tương tự, ông Hà Văn Tế, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Lát cho biết: "Mặc dù huyện Mường Lát đã được quy hoạch 6 điểm mỏ khai thác cát, nhưng đến nay chưa có mỏ cát nào được cấp phép hoạt động khai thác. Đầu năm 2024, trên địa bàn huyện có triển khai dự án khơi thông dòng chảy lòng sông Mã qua địa phận thị trấn Mường Lát và các xã Tam Chung, Mường Lý, Trung Lý, huyện Mường Lát”, tuy nhiên trữ lượng cát ít, chất lượng cát không đảm bảo nên dự án đã dừng hoạt động".
Trước thực trạng thiếu hụt nguồn cát phục vụ các công trình, dự án cũng như nhu cầu xây dựng của Nhân dân, việc rà soát, sớm bổ sung, cấp phép các mỏ cát được xem là yêu cầu bức thiết.
Bài và ảnh: Đình Giang
{name} - {time}
-
2024-11-23 15:02:00
Trường THCS Trần Mai Ninh giành giải nhì cuộc thi “Chinh phục tương lai”
-
2024-11-23 14:34:00
Hiệu quả mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” ở xã Quang Trung
-
2024-08-22 10:15:00
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Trung thu
VNtre.vn đồng hành cùng Be Proud Tune 2024: Sân chơi cho các bạn trẻ đam mê phát thanh
Tổ chức Hội LHPN tích cực tham gia xây dựng chính sách - luật pháp và lên tiếng bảo vệ phụ nữ, trẻ em
Tập huấn hoạt động văn hoá - thể thao tại Trại giam Thanh Cẩm
Tắt sóng mạng 2G - “Mở lối” đưa người dân lên môi trường số (Bài cuối): Những thách thức đặt ra
Chủ động các biện pháp ứng phó với sạt lở đất
Tiếp tục xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ 17h ngày 21/8
Đường tỉnh 520 đoạn qua các xã Hợp Thành, Triệu Thành (Triệu Sơn) sắp được sửa chữa
Liên hoan “Địa chỉ tin cậy, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình”
Đến năm 2050 sẽ có 43 tuyến đường bộ cao tốc với tổng số hơn 9.200km