(Baothanhhoa.vn) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX chỉ rõ: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN); chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2020-2025. Để thực hiện được các mục tiêu, nội dung phát triển KH&CN, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 về chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 20/NQ-HĐND).

Khó khăn trong thực hiện chính sách khuyến khích khoa học và công nghệ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX chỉ rõ: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN); chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2020-2025. Để thực hiện được các mục tiêu, nội dung phát triển KH&CN, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 về chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 20/NQ-HĐND).

Khó khăn trong thực hiện chính sách khuyến khích khoa học và công nghệMô hình nuôi tôm công nghệ cao tại phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn).

Nghị quyết số 20/NQ-HĐND tập trung vào 5 chính sách là những lĩnh vực nổi trội, có thế mạnh của tỉnh ta gồm y tế, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Việc lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi kết quả đạt được có thể trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe Nhân dân...

Để sớm đưa chính sách vào thực tiễn sản xuất và đời sống, ngay sau khi Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ra đời, Sở KH&CN cũng đã ban hành Quyết định số 779/QĐ-SKHCN về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Theo đó, sở giao nhiệm vụ triển khai từng nội dung của nghị quyết cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, đồng thời yêu cầu triển khai chính sách đến các địa phương, tổ chức, cá nhân và hướng dẫn việc xây dựng hồ sơ hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân. Tiến hành khảo sát, lập cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khả năng và điều kiện để thụ hưởng chính sách. Trên cơ sở này, các ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND gắn với hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, công nghệ sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi gắn với các sản phẩm ưu thế, chủ lực của địa phương...

Mặc dù các sở, ngành, đơn vị liên quan đã chủ động phối hợp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ để được thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, cho đến nay mới có 1 đơn vị được thụ hưởng chính sách đó là Phòng xét nghiệm chất lượng cao Phúc Thịnh (thuộc Công ty TNHH Phương Linh) với nội dung hỗ trợ: Ứng dụng kỹ thuật cao trong khám bệnh, chữa bệnh (ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị). Mức hỗ trợ 627 triệu đồng, từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2022. Các lĩnh vực còn lại chưa có hồ sơ đăng ký, hoặc hồ sơ đăng ký chưa đáp ứng được điều kiện tại Nghị quyết số 20/NQ-HĐND.

Tìm hiểu tại một số địa phương, đơn vị được biết, khó khăn, bất cập mà các địa phương, đơn vị gặp phải là do đối tượng, điều kiện để thụ hưởng chính sách vẫn cao hơn khả năng thực tế, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân cần có thêm thời gian để chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các điều kiện để đáp ứng yêu cầu, điều kiện của chính sách. Ví như, chính sách “Hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản” thì đơn vị thực hiện cần phải đáp ứng điều kiện sau: Sản phẩm nông, lâm, thủy sản được bảo quản, chế biến phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, có nhãn hàng hóa và tem truy xuất nguồn gốc. Do đó, để được thụ hưởng chính sách thì đơn vị cần có đủ thời gian để tổ chức sản xuất, công bố tiêu chuẩn áp dụng, có nhãn hàng hóa và tem truy xuất nguồn gốc. Sau đó mới tập hợp hồ sơ để đề nghị hỗ trợ.

Hay như, chính sách “Hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền)”. Trong đó, quy định là đơn vị sản xuất phải đáp ứng điều kiện: “Đã thực hiện sản xuất và tiêu thụ được ít nhất 60.000 tấn cát nghiền (tương đương 50.000m3) tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ”. Trong khi đó, giai đoạn vừa qua, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình tiêu thụ cát nghiền gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chưa đủ điều kiện để lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Còn đối với chính sách “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn”. Một trong các điều kiện hỗ trợ là diện tích liên kết sản xuất lúa chất lượng cao từ 100ha trở lên, do đó các đối tượng hỗ trợ khó đáp ứng được điều kiện như trên... Ngoài các khó khăn nêu trên, thì trên địa bàn tỉnh các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90%; vì vậy, chưa mạnh dạn và đủ sức đầu tư lớn, đầu tư đột phá cho việc đáp ứng và thụ hưởng chính sách của KH&CN.

Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ra đời có ý nghĩa quan trọng, bởi việc lựa chọn một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Song, để chính sách phát huy hiệu quả, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp và ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách đến các tổ chức, cá nhân. Trong đó, chú trọng đến những đối tượng có khả năng và nhu cầu đổi mới công nghệ - thiết bị theo hướng ứng dụng công nghệ cao và theo chuỗi giá trị quy mô lớn. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, lập và gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định. Ngoài ra, các sở, ngành liên quan và các địa phương cần nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết để tham mưu, đề xuất HĐND tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời, sớm đưa nghị quyết vào thực thi và mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]