(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg, ngày 18-5-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã khẩn trương phối hợp với các huyện miền núi rà soát, đánh giá tổng thể vùng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực này và phân theo các cấp độ ảnh hưởng thiên tai để triển khai xây dựng Đề án sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư vùng nguy cơ thiên tai ở khu vực miền núi

Thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg, ngày 18-5-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã khẩn trương phối hợp với các huyện miền núi rà soát, đánh giá tổng thể vùng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực này và phân theo các cấp độ ảnh hưởng thiên tai để triển khai xây dựng Đề án sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư vùng nguy cơ thiên tai ở khu vực miền núiMột góc khu tái định cư Co Hương, Quan Sơn. (Ảnh minh họa).

Theo đề án, giai đoạn 2021-2025 cần thực hiện bố trí tái định cư (TĐC) xen ghép cho 1.122 hộ; TĐC tập trung, TĐC liền kề cho 1.724 hộ. Trọng tâm là trong thời gian ngắn nhất bố trí đủ nguồn lực, quỹ đất để thực hiện TĐC, hướng đến ổn định, cải thiện đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng - an ninh.

Đến nay, đã thực hiện cho 151 hộ TĐC tập trung theo lệnh đầu tư khẩn cấp; bố trí TĐC xen ghép cho 145 hộ dân. Năm 2022 và 9 tháng năm 2023, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư 17 khu TĐC, trong đó có 6 khu TĐC tập trung, 11 khu liền kề trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành, Thường Xuân để sắp xếp ổn định cho 556 hộ dân. UBND các huyện đang triển khai thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Cùng với đó, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với UBND các huyện miền núi rà soát, tổng hợp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư giai đoạn 2024-2025, bao gồm 18 khu TĐC để sắp xếp ổn định cho 707 hộ dân.

Nét nổi bật trong chương trình bố trí, sắp xếp dân cư là đã gắn việc di dân với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều chỉnh, kết cấu lại các điểm dân cư gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cộng đồng, từ đó đảm bảo việc đầu tư cơ sở hạ tầng được thuận lợi và tiết kiệm, nhiều bản làng mới được hình thành, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi. Đặc biệt, việc lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh tại các địa phương. Sắp xếp, ổn định dân cư tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn các huyện miền núi có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, sản xuất cho người dân khu vực miền núi, đảm bảo an ninh- quốc phòng, giảm thiểu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Đời sống của các hộ dân dần được ổn định sẽ góp phần yên tâm phát triển sản xuất, không còn tình trạng di cư tự do và chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, diện tích rừng được khôi phục và phát triển, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy được sức mạnh quốc phòng toàn dân trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Khó khăn hiện nay là quá trình thẩm định một số dự án TĐC liền kề, TĐC tập trung vẫn chưa đảm bảo tiến độ. Nguyên nhân là do các dự án trước đây chưa được cập nhật quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời một số dự án UBND các huyện đề nghị cập nhật, bổ sung số hộ phát sinh và điều chỉnh hình thức đầu tư do đó chưa đảm bảo điều kiện để trình chủ trương đầu tư. Sở NN&PTNT đã yêu cầu UBND các huyện rà soát, cập nhật vào Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, cập nhật số hộ phát sinh, điều chỉnh hình thức đầu tư gửi Sở NN&PTNT tổng hợp. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở NN&PTNT đang phối hợp với UBND các huyện miền núi tổng hợp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án đảm bảo các điều kiện quy định.

Khả năng bố trí đất ở và đất sản xuất cho các hộ dân TĐC hiện nay ở các huyện miền núi của tỉnh là rất khó khăn. Hiện tại các huyện miền núi không còn vùng đất hoang hóa. Đất đã được giao cho các hộ gia đình sản xuất lâu dài nên việc bố trí đất để đầu tư dự án cần chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) cao, trong khi đó các huyện miền núi phần lớn là huyện nghèo, nguồn thu ngân sách thấp nên việc bố trí kinh phí GPMB khó khăn.

Việc huy động các nguồn lực cùng tham gia vào chương trình sắp xếp, ổn định dân cư đã được một số địa phương thực hiện nhưng hiệu quả còn chưa cao, chủ yếu vẫn trông chờ vào đầu tư của Nhà nước...

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]