(Baothanhhoa.vn) - Nhớ lại những ngày cuối tháng 2-2022, chị Nguyễn Thị Tiệp, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) vẫn không giấu nổi sự hoang mang lẫn xúc động. Chị nhớ lại: “Cuối buổi chiều khi đi làm về đến nhà, tôi bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã, khi ấy tôi đã nghĩ đến việc mình đã nhiễm COVID-19. Nhưng để trấn an tinh thần, tôi vẫn nghĩ rằng có thể hôm nay mình đi làm phải bê vác nhiều thùng hàng nên có phần mệt hơn mọi khi. Về đến nhà, đứa con trai nhỏ chạy ra đòi ôm mẹ nhưng tôi đã phải gạt đi, đeo khẩu trang và đi thẳng vào phòng riêng, tay cầm sẵn que test nhanh và điều tôi không mong muốn cũng đã xảy ra...”.

Khi gia đình là điểm tựa để cùng nhau “vượt bão” COVID-19

Nhớ lại những ngày cuối tháng 2-2022, chị Nguyễn Thị Tiệp, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) vẫn không giấu nổi sự hoang mang lẫn xúc động. Chị nhớ lại: “Cuối buổi chiều khi đi làm về đến nhà, tôi bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã, khi ấy tôi đã nghĩ đến việc mình đã nhiễm COVID-19. Nhưng để trấn an tinh thần, tôi vẫn nghĩ rằng có thể hôm nay mình đi làm phải bê vác nhiều thùng hàng nên có phần mệt hơn mọi khi. Về đến nhà, đứa con trai nhỏ chạy ra đòi ôm mẹ nhưng tôi đã phải gạt đi, đeo khẩu trang và đi thẳng vào phòng riêng, tay cầm sẵn que test nhanh và điều tôi không mong muốn cũng đã xảy ra...”.

Khi gia đình là điểm tựa để cùng nhau “vượt bão” COVID-19

Thế nhưng, điều chị Tiệp lo lắng nhất không phải là sức khỏe bản thân, bởi chị đã tiêm 3 mũi vắc-xin phòng COVID-19 trước đó, mà sợ sẽ lây nhiễm sang cho đứa con trai nhỏ mới 6 tuổi. Vợ chồng chị Tiệp hiếm muộn, gần 10 năm mới sinh được một cậu con trai, cháu lại thường xuyên ốm vặt, nếu lây nhiễm sẽ dễ trở nặng. 2 ngày đầu chị cách ly một mình trong phòng riêng tại nhà, mệt mỏi lo lắng, sốt cao, mất ngủ. Ngay sau đó chồng và đứa con trai cũng nhiễm COVID-19, mở cánh cửa phòng cách ly để cả nhà cùng nhau “vượt bão”, vợ chồng chị không ai nói ai, ôm chầm lấy nhau, quyết tâm vượt qua dịch bệnh. Chị cho rằng, điểm tựa quan trọng nhất chính là người chồng của mình, luôn động viên và lạc quan. Thế rồi, chỉ sau 10 ngày, cả gia đình chị đã “vượt bão” COVID-19 thành công.

Còn đối với gia đình chị Phạm Thị Phương, phường An Hưng (TP Thanh Hóa), nhờ trải qua những ngày dịch bệnh mà tình cảm gia đình lại được nhân lên gấp bội. Vốn làm trong ngành ngân hàng nên bấy lâu nay chị không có nhiều thời gian dành cho con gái lớn và chăm sóc gia đình. Hơn nữa, do một số quan điểm bất đồng trong cuộc sống, chị Phương và bố mẹ chồng cũng có đôi lúc không hiểu nhau. Ấy vậy, khi nghe tin chị và bé lớn nhiễm COVID-19, bố mẹ chồng chị ở quê, ngày nào cũng gọi điện thoại thăm hỏi, động viên con cháu và còn gửi cả “thùng quà” tiếp tế, toàn những đồ tươi ngon và món ăn mà các thành viên trong gia đình yêu thích. Mở thùng quà, chị Phương như vỡ oà cảm xúc khi đọc dòng chữ trên miếng giấy xé vội “Hai con và các cháu cố gắng ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan, dịch bệnh sẽ sớm qua đi. Các con cần gì cứ bảo bố gửi xuống. Các con nhé!”. Chị nói: Hơn cả một thùng quà, đó là cả tình yêu thương, nguồn động viên to lớn để gia đình chị vượt qua dịch bệnh COVID-19. Chị tự dặn lòng phải cố gắng để nhanh khỏi bệnh, phải sống tốt hơn và yêu thương bố mẹ chồng mình nhiều hơn nữa.

Chị Phạm Thị Phương còn vô cùng ngạc nhiên khi chồng mình ngày càng chú trọng hơn các biện pháp phòng, chống dịch. Trước nay, anh thường xuyên có những cuộc tụ tập cùng bạn bè để “giải khát” sau giờ làm, thế nhưng, từ khi chị và đứa con gái lớn nhiễm COVID-19, anh đã thay đổi nhiều. Cho đến nay, anh vẫn duy trì thói quen xịt sát khuẩn khi đi làm về đến nhà, những cuộc nhậu cùng bạn bè cũng ít hơn trước.

Còn với anh Lê Tế Dũng, Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn, thời điểm dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp, anh đã cùng với một số đồng nghiệp tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch. Anh chia sẻ: “Ban đầu, khi mình quyết định tình nguyện tham gia phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh, vợ mình mặc dù đồng ý song cũng rất lo lắng. Hàng ngày đều gọi điện hoặc nhắn tin hỏi thăm, chia sẻ tình hình con cái và gia đình ở nhà để mình yên tâm, có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và thực sự mình cảm thấy rất vui khi trong khoảng thời gian “khó khăn”, mình luôn nhận được sự quan tâm, động viên của người thân trong gia đình, bố mẹ 2 bên cũng đã giúp đỡ, chia sẻ việc trông cháu nhỏ, đưa đón cháu lớn đi học để vợ mình đi làm đúng giờ”.

Từ một vài câu chuyện nhỏ của những gia đình có người nhiễm COVID-19, người nơi tuyến đầu chống dịch đã cho ta thấy rõ hơn những mặt tích cực đằng sau “cuộc chiến chống COVID-19”, đó là các thành viên trong gia đình có thêm khoảng thời gian dành cho nhau, chăm sóc, cùng nhau đoàn kết chiến đấu để đẩy lùi dịch bệnh, sớm trở về cuộc sống “bình thường mới”. Dịch bệnh qua đi, rất nhiều người đều có chung cảm nhận về giá trị của điểm tựa mang tên “gia đình”. Đây cũng là dịp để mỗi người xem xét, nhìn nhận lại chính bản thân mình, điều chỉnh suy nghĩ và hành động để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]