Kết nghĩa cụm bản để giữ vững biên cương Tổ quốc (Bài cuối): Vun đắp tình hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn
Hai dân tộc Việt Nam - Lào được hình thành, hun đúc trong truyền thống lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước. Phát huy truyền thống ông cha, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn luôn vun đắp, gìn giữ mối quan hệ thủy chung, son sắt để tình đồng chí, anh em mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát) trao tiền hỗ trợ cho 2 em học sinh bản Bó, cụm Mường Cáng, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Ảnh: Xuân Minh
Phát huy truyền thống nghìn năm
Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam - Lào nói chung, Thanh Hóa - Hủa Phăn nói riêng luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Một minh chứng rõ nét nhất đó là vào đầu thế kỷ XV, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lâm vào tình thế khó khăn, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi có vị trí tự nhiên đắc địa giáp biên giới Việt Nam - Ai Lao (Lào) để xây dựng căn cứ; nghĩa quân cũng dựa vào mối quan hệ thân tộc, láng giềng của các dân tộc hai nước để tìm sự giúp đỡ của bạn trong sự nghiệp kháng chiến; thậm chí, lúc nguy có thể tạm tránh sang Ai Lao để bảo toàn lực lượng... Hay như vào đầu thế kỷ XVI, An Thạch Hầu Nguyễn Kim đã sang vùng Sầm Châu của Ai Lao (tỉnh Hủa Phăn, Lào ngày nay) để gây dựng căn cứ, khôi phục lại Nhà Lê...
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cơ quan Trung ương của bạn (Chính phủ kháng chiến Lào, Mặt trận Itxala, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào) đã nhiều lần đóng căn cứ trên đất Thanh Hóa, hoặc đóng trụ sở ở khu vực biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn để lãnh đạo phong trào cách mạng Lào. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng giúp bạn xây dựng, bảo vệ và mở rộng căn cứ Lào Bắc (thời kỳ kháng chiến chống Pháp); xây dựng, bảo vệ, phát triển toàn diện Thủ đô kháng chiến của bạn tại tỉnh Hủa Phăn (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ)...
Cho đến nay, mối quan hệ Thanh Hóa - Hủa Phăn đã được rèn luyện, thử thách qua những năm tháng gian khổ, hy sinh chống kẻ thù chung để giải phóng đất nước và hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, quốc phòng - an ninh và đối ngoại...
Góp phần đưa tình hữu nghị đơm hoa kết trái
Một trong những thành tựu quan trọng để góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị láng giềng ngày càng bền chặt đó là công tác đối ngoại Nhân dân đã trở thành một “điểm sáng” đầy ấn tượng trong những kết quả, thành tựu chung của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Khẳng định tính đúng đắn, là nhu cầu tự thân vừa hợp ý Đảng vừa hợp lòng dân, thể hiện được sức mạnh của sự đoàn kết của đồng bào các dân tộc hai bên biên giới.
Thanh Hóa - Hủa Phăn có chung đường biên giới dài 213km, có 15 xã thuộc 5 huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa tiếp giáp với 33 bản, thuộc 10 cụm của 3 huyện tỉnh Hủa Phăn. Để đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và bền vững, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các xã biên giới triển khai mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới. Từ năm 2014 đến nay, Bộ đội Biên phòng hai tỉnh phối hợp với các huyện miền núi tổ chức kết nghĩa 17 cặp bản dọc biên giới hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Thông qua hoạt động kết nghĩa, Nhân dân hai bên biên giới đã nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, xây đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống, thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại Nhân dân.
Thông qua chương trình kết nghĩa cụm bản, Đảng bộ, chính quyền các huyện phía Việt Nam đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho các huyện bạn; Nhân dân các xã, bản kết nghĩa phía Việt Nam cũng hỗ trợ gần 4 tỷ đồng giúp bạn xây nhà văn hóa bản, phòng học, hỗ trợ các mô hình kinh tế, vật tư y tế, nâng cấp đường giao thông nông thôn; Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 11 học sinh Lào học tập theo chương trình “Nâng bước em tới trường”...
Cùng với sự sẻ chia, giúp đỡ của Nhân dân khu vực biên giới, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa đã viện trợ tỉnh Hủa Phăn gần 300 tỷ đồng xây dựng các công trình mang dấu ấn tình cảm thủy chung, nồng ấm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa trên mảnh đất Hủa Phăn, đó là công trình Quảng trường hữu nghị Hủa Phăn - Thanh Hóa và kè sông Nặm Xăm với tổng giá trị 38 tỷ đồng; Nhà tiếp khách hữu nghị Hủa Phăn- Thanh Hóa với tổng giá trị 132 tỷ đồng; hỗ trợ lĩnh vực giáo dục đào tạo tổng giá trị 76 tỷ đồng... Riêng năm 2022, tỉnh Thanh Hóa viện trợ cho tỉnh Hủa Phăn trên 61 tỷ đồng (26 tỷ đồng xây văn phòng huyện Sầm Tớ; 35 tỷ đồng đầu tư xây dựng văn phòng huyện Sầm Nưa). Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn đầu tư xây dựng tuyến đường từ bản Cang Không, huyện Viêng Xay đến Trạm kiểm soát bản Bó, xã Mường Chanh (Mường Lát); dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp khu vực Đài tưởng niệm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào...
Để cụ thể hóa các nội dung thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa cam kết tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn khoảng 318 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo lưu học sinh, khám chữa bệnh cho cán bộ và Nhân dân tỉnh Hủa Phăn tại tỉnh Thanh Hóa. Các chương trình hợp tác toàn diện, viện trợ chí nghĩa, chí tình của tỉnh Thanh Hóa góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn ngày càng phát triển.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa - Hủa Phăn là láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và củng cố cùng bề dày lịch sử đất nước. Đặc biệt, trong nhiều thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung đã được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và được hun đúc bằng công sức và xương máu của bao thế hệ các anh hùng liệt sĩ, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.
Qua mỗi chặng đường cách mạng, sự phát triển của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đều có dấu ấn từ tình đoàn kết thủy chung, sự hỗ trợ trong sáng, nghĩa tình sâu nặng giữa hai tỉnh. Để làm dày thêm tình hữu nghị son sắt giữa 2 tỉnh, Thanh Hóa - Hủa Phăn tiếp tục có những hợp tác sâu sắc, thiết thực hơn nữa, mở ra trang mới cho mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc. Đây luôn là niềm mong mỏi của lãnh đạo và các tầng lớp Nhân dân các dân tộc 2 tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Xuân Minh
{name} - {time}
-
2024-12-12 17:47:00
Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-12 15:00:00
Một số vấn đề lý luận chung về nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện
-
2024-08-14 14:37:00
Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở Vĩnh Hưng
Nỗ lực cải thiện chỉ số xếp hạng chuyển đổi số
Phát huy vai trò “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân
Dấu ấn thực hiện Đề án 06 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Sức mạnh từ “dân vận khéo” ở Hoằng Hóa
Lấy người dân làm trung tâm phục vụ
Điểm sáng cải cách hành chính ở huyện Thọ Xuân
Công tác tuyên giáo huyện Yên Định “đi trước mở đường”
Ban Công xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nông thôn mới
Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc quan tâm phát triển đảng viên vùng nông thôn