Hồ chứa Mornos cách Athens khoảng 200km về phía Tây là nguồn nước chính cho vùng Attica bao quanh thủ đô. Trong những ngày đầu tháng Bảy này, mực nước tại đây đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hy Lạp trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng trong nắng nóng mùa Hè

Hồ chứa Mornos cách Athens khoảng 200km về phía Tây là nguồn nước chính cho vùng Attica bao quanh thủ đô. Trong những ngày đầu tháng Bảy này, mực nước tại đây đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hy Lạp trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng trong nắng nóng mùa HèVòi nước đã ngừng cấp nước sinh hoạt đến ngày thứ 3 tại Thessaloniki, Hy Lạp. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Sau khi trải qua mùa Đông ấm nhất và đợt nắng nóng sớm nhất, Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong cái nóng của mùa Hè Địa Trung Hải.

“Bạn có muốn uống nước không? Nếu thế hãy tắt vòi đi,” là lời kêu gọi của một cơ quan dịch vụ công tại Hy Lạp.

Tại nhiều khu vực ở thủ đô Athens, nhà chức trách yêu cầu người dân hạn chế tắm bồn để tiết kiệm nước.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh đã có những dấu hiệu cho thấy thói quen sinh hoạt của người dân cần phải thay đổi.

Hồ chứa Mornos cách Athens khoảng 200km về phía Tây là nguồn nước chính cho vùng Attica bao quanh thủ đô. Trong những ngày đầu tháng Bảy này, mực nước tại đây đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo công ty cấp nước EYDAP, tổng trữ lượng nước của cả vùng Attica cũng đã giảm gần 1/4 so với cùng kỳ năm 2023.

EYDAP đã đặt khu vực 3,7 triệu dân (tương đương hơn 1/3 dân số Hy Lạp) này trong tình trạng “cảnh báo vàng,” theo đó kêu gọi người dân giảm lượng tiêu thụ để duy trì nguồn dự trữ nước ở mức bền vững.

Trên khắp các hòn đảo của Hy Lạp, nơi có xu hướng dựa vào giếng nước và nhà máy khử muối để đáp ứng nhu cầu về nước, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Áp lực gia tăng đến từ việc hàng triệu khách du lịch đổ về các bãi biển của nước này vào mỗi mùa Hè, làm gia tăng dân cư tại địa phương.

Ông Nikitas Mylopoulos, Giáo sư quản lý tài nguyên nước tại Đại học Thessaly, cho rằng một số hòn đảo đang bị quá tải du lịch, nhu cầu nước vào mùa Hè tại đây "đôi khi nhiều gấp 100 lần so với mùa Đông." Du lịch đại trà cũng khiến khả năng quản lý nguồn nước trở nên kém đi.

Cuối tháng Sáu vừa qua, chính quyền địa phương đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng đối với đảo Leros, sau khi nhà máy khử muối tại đây gặp sự cố, với nguyên nhân được cho là do "công tác bảo trì kém trong quá khứ."

Các hòn đảo khác cũng đang đứng trước nguy cơ khan hiếm nước gồm Sifnos, Chios, Lefkada và Corfu.

Thị trưởng Sifnos, bà Maria Nadali đã chỉ trích việc tiêu thụ quá nhiều nước cho bể bơi và tưới cho những khu vườn rộng lớn ở địa phương.

Tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn do nắng nóng gay gắt. Tháng trước, đợt nắng nóng sớm nhất từ trước đến nay ở Hy Lạp đã dẫn đến tháng Sáu nóng nhất kể từ năm 1960, với nhiệt độ lên tới 43 độ C ở nhiều nơi trên cả nước.

Trong khi đó, ông Michalis Makropoulos, một cư dân tại Lefkada cho rằng vấn đề thiếu nước là do sự quản lý yếu kém trong nhiều năm và " việc phát triển du lịch thiếu kiểm soát khi không có cơ sở hạ tầng đầy đủ."

Tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn do nắng nóng gay gắt. Tháng trước, đợt nắng nóng sớm nhất từ trước đến nay ở Hy Lạp đã dẫn đến tháng Sáu nóng nhất kể từ năm 1960, với nhiệt độ lên tới 43 độ C ở nhiều nơi trên cả nước.

Nhà chức trách cho biết nắng nóng cũng làm gia tăng các vụ cháy rừng, với hơn 1.000 vụ được ghi nhận vào tháng trước, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Giám đốc công ty cấp nước EYDAP Charalambos Sachinis, một “kế hoạch đặc biệt” đã được soạn thảo “để giải quyết tình trạng thiếu nước trầm trọng,” trong đó bao gồm khoản đầu tư khoảng 750 triệu euro (819 triệu USD).

Trong khi đó, bà Elissavet Feloni - nhà thủy văn học tại trường Đại học Kỹ thuật quốc gia Athens - cho biết công ty cũng đang lên kế hoạch khai thác hồ Yliki, cách Athens khoảng 85km về phía Tây Bắc, làm nguồn cấp nước khẩn cấp bổ sung bên cạnh hồ chứa chính là Mornos.

Mặc dù vậy, bà cũng cho biết đây là một giải pháp tiêu tốn nhiều năng lượng vì nước phải được bơm lên cao, trong khi dòng Mornos có độ dốc tự nhiên.

Theo bà, để quản lý nước tốt hơn, cần thành lập một cơ quan trung ương để phát triển cách tiếp cận toàn diện đối với các nguồn tài nguyên trên toàn quốc./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]