Huyện Nông Cống: Nhiều khó khăn trong việc phát triển các ngành nghề truyền thống
Những năm gần đây, những làng nghề truyền thống có tiếng của huyện Nông Cống, như: Nón lá Trường Giang, hương bài Vạn Thắng, mây tre đan... đang phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức.
Sản xuất hương bài ở thôn Quyết Thắng, xã Vạn Thắng.
Nghề làm nón lá truyền thống của của xã Trường Giang cũng có lúc thịnh, lúc suy, nhưng dù thịnh hay suy làng nghề không bao giờ vắng bóng người khâu nón. Trong nhà, ngoài cổng, tay làm, miệng nói, câu chuyện của họ luôn rôm rả. Nón bán chạy nhất vào những tháng hè, nhiều hộ dân được thương lái đến đặt hàng và thu mua tại chỗ, số hộ còn lại mang bán ở các chợ trong tỉnh. Nón đẹp thường được chủ thu mua gom lại, bán vào tận miền Nam và các tỉnh lân cận. Nón lá Trường Giang có các mức giá cơ bản từ 30 đến 50.000 đồng/chiếc, trừ chi phí nguyên vật liệu (lá, nứa, cước và một số phụ kiện) từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/chiếc, một lao động thường có thu nhập 30.000 đến 50.000 đồng, người làm nhanh có thể thu nhập từ 80.000 đến 100.000 đồng/ngày. Toàn xã có hơn 4.000 nhân khẩu thì có tới hơn 2.000 người chuyên làm nón, chủ yếu là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ. Ngoài ra, những lúc nông nhàn hay rỗi việc, số người làm nón có thể lên đến hơn 3.000 người. Năm 2018, thu nhập từ nghề nón của xã đạt hơn 10 tỷ đồng. Con số ấy đã và đang góp phần đáng kể vào việc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho nhiều hộ trong xã Trường Giang.
Thôn Quyết Thắng, xã Vạn Thắng những năm gần đây có nhiều đổi thay chính là nhờ nghề làm hương bài. Nghề làm hương bài của địa phương phát triển ban đầu chỉ là hình thức tự phát với quy mô nhỏ lẻ ở một vài gia đình, dần dần mọi người thấy được hiệu quả của nghề, giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa của thôn, nên có nhu cầu học nghề và làm việc tại các cơ sở sản xuất hương bài thủ công trong thôn tăng. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển. Đến nay, toàn thôn đã có hơn 10 hộ dân với hơn 100 lao động tham gia làm nghề với thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, những người làm nón Trường Giang và làm hương Vạn Thắng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn. Hiện nay, đầu ra cho các sản phẩm của cả hai làng nghề không ổn định. Sản phẩm nón lá vẫn chủ yếu được tiêu thụ nhỏ lẻ, giá cả lên xuống theo mùa trong khi nón làm ra lại khó bảo quản. Còn nghề làm hương bài Vạn Thắng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Do vậy, nhìn chung các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Nông Cống vẫn chưa tạo ra nhiều việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động. Chất lượng lao động làm nghề thấp, trình độ tay nghề chưa cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn còn ít, quy mô nhỏ, trình độ lao động hạn chế. Việc phát triển các làng nghề gặp nhiều khó khăn về tổ chức sản xuất, vốn, nhân lực, công nghệ, thị trường tiêu thụ; các nghề mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủ yếu phục vụ cho một bộ phận dân cư, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, chưa ổn định; chưa có thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp thị sản phẩm còn yếu.
Trước những bất cập, hạn chế trên, huyện Nông Cống đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, giữ gìn và phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trên địa bàn, như: Hàng năm, huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương) tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghề cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Các nghề được hỗ trợ đào tạo gồm: Đan nón, mộc dân dụng, sản xuất gạch, may công nghiệp, mây tre đan, gốm mỹ nghệ... Đồng thời, tích cực chỉ đạo các phòng chuyên môn thường xuyên bám sát các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn để nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc và có biện pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
6 giờ trước
Từ chuyến hàng đầu tiên đến “cảng biển tỷ đô”
-
8 giờ trước
Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ làm chủ
-
01:00 15/01/2019
Huyện Thọ Xuân: 10 mô hình được hỗ trợ từ kinh phí chương trình xây dựng nông thôn mới
Có 4.814 ha cây trồng được hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm
Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực quản lý giao thông - vận tải
Phát triển công nghiệp chế biến tre luồng, nâng cao giá trị sản phẩm
Khó nhân rộng mô hình nuôi tôm VietGAP
Agribank Chi nhánh Bắc Thanh Hóa: Đồng hành, gắn kết đi đến thành công
Năm 2019, phấn đấu sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 180.000 tấn
Chủ động thực hiện cơ cấu tàu thuyền trong khai thác hải sản
Các doanh nghiệp dự trữ 3.200 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán
Những “điểm nghẽn” trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, có mưa rào
- 28°C - 33°CCó mây, không mưa