Hướng dẫn nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Cơ sở kinh doanh dược bao gồm: Cơ sở sản xuất thuốc; cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; cơ sở bán buôn thuốc; cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền...
Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho người dân.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc:
Cơ sở bán buôn thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 69 của Luật Dược.
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược là giấy chứng nhận được cấp cho các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực dược đáp ứng được các điều kiện để có thể triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh dược. Căn cứ quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, Điều 32 Quy định chi tiết hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
1. Đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo Mẫu số 19, 20 và 21.
2. Tài liệu kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 38 của Luật dược bao gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật sau:
- Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc (Theo quy định tại Thông tư 03/2018/TT-BYT, ngày 09/02/2018). Về nhân sự của cơ sở bán buôn thuốc phải có trình độ Đại học dược và có Chứng chỉ hành nghề với phạm vi: Bán buôn thuốc.
- Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (Theo quy định tại Thông tư 02/2018/TT-BYT, ngày 22/01/2018). Về nhân sự của cơ sở bán lẻ thuốc phải có trình độ Đại học dược và có Chứng chỉ hành nghề với phạm vi: Bán lẻ thuốc.
- Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP: Điều kiện của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật dược; có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm; phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.
Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn. Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu; có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc. Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định tại các điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật Dược. Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ. Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Xem Hướng dẫn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược TẠI ĐÂY
Xem Hướng dẫn các hồ sơ tài liệu GPP TẠI ĐÂY
Xem Hướng dẫn các hồ sơ tài liệu GDP TẠI ĐÂY
Hà Bắc (Biên soạn)
{name} - {time}
-
2025-01-04 11:19:00
62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT
-
2025-01-04 08:01:00
Thay đổi mới về BHYT: Giấy chuyển tuyến linh hoạt hơn, mở rộng danh mục bệnh lý
-
2024-11-28 16:04:00
Bộ Y tế: Số ca mắc sởi cao hơn 111 lần so với cùng kỳ năm 2023
Quốc hội thông qua Luật bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới
Sự suy giảm ca mắc và tử vong chưa đủ để xóa sổ AIDS trên toàn cầu
Bộ Y tế: Các ổ dịch bệnh bạch hầu nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về thanh toán tiền khám bệnh bảo hiểm y tế
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
Hướng dẫn cấp mới giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực của các chức danh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Còn nhiều bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe
Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa