Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn”
Lê Phụng Hiểu là một nhân vật lịch sử rất đặc biệt quê ở làng Băng Sơn (nay thuộc xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hoá). Ông là một danh tướng nổi tiếng thời Lý, người có công dẹp loạn Tam vương, giúp Lý Thái Tông lên ngôi Hoàng đế, đưa quốc gia Đại Việt bước vào giai đoạn thái bình thịnh trị. Sau khi qua đời, ông còn được Nhân dân phong là “Thánh Bưng”, được thờ phụng tại quê nhà và nhiều địa phương khác trong cả nước.
Sáng 12/5, tại nhà văn hoá thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá phối hợp với UBND xã Hoằng Sơn (Hoằng Hoá) tổ chức Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn”.
Đây cũng là hoạt động mở đầu cho các chương trình nghiên cứu hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Danh xưng Thanh Hoá (1029-2029), 1.020 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2030).
Toàn cảnh hội thảo.
Dự hội thảo có GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; GS.TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Sử học Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Hoằng Hoá cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và Nhân dân xã Hoằng Sơn.
Các đại biểu dự hội thảo.
Các đại biểu chủ trì hội thảo.
Vùng đất Băng Sơn (nay thuộc xã Hoằng Sơn) là một vùng đất cổ. Truyền thống lịch sử, văn hoá hàng ngàn năm đã để lại cho Hoằng Sơn ngày nay một hệ thống di sản văn hoá phong phú.
Trên địa bàn xã có 4 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, gồm: 1 di tích Quốc gia (Đền thờ Lê Phụng Hiểu) và 3 di tích cấp tỉnh (Đền thờ Lê Liễu, Nhà thờ Vương Đình Chiểu, Nhà thờ Đỗ Văn Gạo) cùng nhiều di sản vật thể và phi vật thể khác.
Đền thờ Lê Phụng Hiểu tại thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hoá).
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, TS. Lê Ngọc Tạo, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá nhấn mạnh: Vùng đất Kẻ Bưng - Băng Sơn - Dương Sơn xưa là vùng đất cổ, quê hương của Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu, người đã cứu nguy cho nhà Lý, dẹp loạn Tam vương, đưa Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức Lý Thái Tông (năm 1028), sau đó hộ giá Lý Thái Tông nam chinh, có công, được ban “thác đao điền”.
Sau khi mất, ông được người dân địa phương và nhiều nơi khác lập đền thờ, tôn làm Phúc thần. Các câu chuyện dân gian, giai thoại về ông Bưng được lưu truyền, sống mãi trong Nhân dân nhiều vùng quê Thanh Hoá và cả nước.
Vì vậy, vùng đất Băng Sơn và nhân vật Lê Phụng Hiểu từ lâu đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của giới khoa học, nhất là lịch sử, văn hoá dân gian xứ Thanh và cả nước.
TS Lê Ngọc Tạo, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá trình bày cáo cáo đề dẫn tại hội thảo.
Hội thảo đã tập hợp được nhiều báo cáo, bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc các cơ quan nghiên cứu ở trung ương, địa phương, như: Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường Đại học Hồng Đức, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hoá Thanh Hoá, xã Hoằng Sơn...
Tại hội thảo, các bài tham luận được trình bày tập trung vào nhiều chủ đề xoay quanh nhân vật Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn, trong đó khẳng định lại những nguồn tư liệu đã có, khai thác nguồn tư liệu mới từ đó có những đánh giá sâu sắc, đầy đủ hơn về sự nghiệp, công tích của Lê Phụng Hiểu và việc thờ phụng, tôn vinh ông xưa và nay ở quê hương và các địa phương khác.
Các bài tham luận nổi bật như: “Lê Phụng Hiểu - từ anh hùng dẹp loạn đến thần tượng của lòng trung thành Đại Việt”; “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu với vương triều Lý”; “Lê Phụng Hiểu – một nhân vật lịch sử đích thực song cũng là nhân vật của truyền thống, huyền thoại và thần thánh trong đời sống dân gian”; “Công trạng và việc tôn vinh Lê Phụng Hiểu”; “Lễ hội thờ Lê Phụng Hiểu ở Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hoá – Thực trạng và vấn đề xây dựng hiện nay”; “Hiểu thêm tư liệu liên quan đến vùng đất Băng Sơn và Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu”...
PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Sử học Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Sử học Việt Nam trong báo cáo “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu ới vương triều Lý” đã khẳng định: "Ngôi vua nhà Lý được truyền nối liên tục, lâu dài nhất trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam trước hết là nhờ vào công lao phò tá, dẹp nạn nước của các bậc trung thần như Lê Phụng Hiểu, Lý Nhân Nghĩa... Họ đã thể hiện trọn vẹn tấm lòng kiên trung, tận tuỵ phụng sự quân vương...".
Nhà nghiên cứu Phạm Tấn, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá phát biểu tại hội thảo.
Nhà nghiên cứu Phạm Tấn, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hoá trong tham luận "Lê Phụng Hiểu – một nhân vật lịch sử đích thực song cũng là nhân vật của truyền thống, huyền thoại và thần thánh trong đời sống dân gian” đã khẳng định: Với những gì mà ông đã đóng góp công lao cho đất nước, quê hương mà ông đã được huyền thoại hoá và suy tôn là bậc thánh thần linh diện. Và trên thực tế lịch sử thì từ sự huyền thoại và suy tôn ấy sau nhiều thế kỷ, ông vẫn được nhắc tới như một thần tượng vô cùng đáng kính trong tâm thức người Việt. Ông trở thành anh hùng văn hoá trong thế giới tâm linh".
GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Về ngôi đền thờ Lê Phụng Hiểu ở xã Hoằng Sơn, mặc dù những năm gần đây đã được quan tâm, đầu tư trùng tu, được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia song vẫn còn rất nhiều việc phải làm. GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trong tham luận của mình đã thẳng thắn nhận xét: “Từ thực tiễn lễ hội thờ Lê Phụng Hiểu tại các nơi, đặc biệt là ở Thanh Hoá hiện nay cho thấy một thực tế các lễ hội ở Thanh Hoá được tổ chức chưa xứng tầm với công lao và vị trí của Lê Phụng Hiểu”.
GS.TS. Lê Hồng Lý đã đề xuất: "Với tầm vóc lịch sử cũng như những chiến công của Lê Phụng Hiểu đối với quê hương, đất nước, đặc biệt là những chi tiết cuộc đời ông đã trở thành những giai thoại, truyền thuyết nhuốm màu tâm linh và thực sự mang tính tâm linh thì việc xây dựng một lễ hội hoành tráng về ông là rất xứng đáng...".
Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương.
Các đại biểu dự hội thảo cũng đã dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi, đưa ra những quan điểm, đánh giá mới toàn diện, đầy đủ hơn về nhân vật Lê Phụng Hiểu và các nhân vật lịch sử, danh nhân gắn liền với vùng đất Băng Sơn. Từ đó có những đề xuất, kiến nghị, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của vùng đất cổ Băng Sơn trong bối cảnh hiện nay.
Việt Hương
{name} - {time}
-
2024-12-14 15:10:00
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
-
2024-12-14 14:18:00
Chung tay chăm lo cho hộ nghèo và gia đình chính sách
-
2024-05-11 14:24:00
Có thực sự “chữa lành” được không?
Đảm bảo an toàn bến khách ngang sông mùa mưa bão
LĐLĐ huyện Bá Thước phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân” năm 2024
Hội thao công nhân, viên chức, lao động huyện Quan Hóa
Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi năm 2024
[Góc nhìn]: Làm gì với mùa hè?
Điểm tựa tin cậy của người lao động huyện Nông Cống
Nguy cơ mất an toàn lao động tại các làng nghề
Công đoàn Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đẩy mạnh các phong trào thi đua
Gen Z “săn lùng” mua báo Nhân Dân số đặc biệt