(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, hàng nông sản chế biến là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành nông nghiệp và có nhiều đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh sang thị trường Hàn Quốc chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản chế biến sang thị trường Hàn Quốc

Những năm qua, hàng nông sản chế biến là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành nông nghiệp và có nhiều đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh sang thị trường Hàn Quốc chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản chế biến sang thị trường Hàn QuốcCác sản phẩm của Công ty CP Mía đường Lam Sơn tham gia triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Hàn Quốc.

Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa) là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản lớn của tỉnh. Sản phẩm chế biến xuất khẩu chủ yếu là dứa đóng hộp thông qua các sàn thương mại điện tử. Đến nay, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu hàng hóa tới thị trường 20 quốc gia, như Anh, Pháp, Đức... Nhận thấy thị trường xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc rất có tiềm năng phát triển, vì vậy công ty đang tích cực xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác để xuất khẩu hàng hóa nông sản sang thị trường Hàn Quốc. Đây là thị trường rất ổn định, ít có sự thay đổi về các quy chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch về an toàn thực phẩm, chất lượng... Để các đối tác Hàn Quốc tiếp cận được các sản phẩm, công ty đầu tư hình ảnh sản phẩm, thông số và các tiêu chuẩn kỹ thuật, tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử để bạn hàng dễ dàng tìm kiếm. Theo đại diện Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn GAP, HACCP khi nhập khẩu. Với các sản phẩm trái cây, hoa quả nhập khẩu vào Hàn Quốc, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định hệ thống danh mục thuốc bảo vệ thực vật mới của Hàn Quốc (viết tắt PLS), áp dụng từ năm 2019. Hệ thống này quy định các chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hàm lượng tồn dư tối đa trên rau quả, trái cây nhập khẩu. Đảm bảo được các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và hợp tác lâu dài.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng, vì vậy các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng nắm bắt, tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường này, nhất là sau khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Hằng năm, trung bình tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc đạt 408,5 triệu USD, chiếm 10,2% kim ngạch toàn tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa sang Hàn Quốc chủ yếu là hàng dệt may, da giày, đá xây dựng... Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 21 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc. Nhân hội nghị gặp gỡ Thanh Hóa - Hàn Quốc, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, qua khảo sát nhu cầu mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp Thanh Hóa, hiện có gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, như dưa lưới, dưa chuột, dưa vàng, nước mắm; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, thảm cói, chiếu cói; các sản phẩm dược liệu như: đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tổ yến... Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa hiện có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên thông qua các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh, có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc khi đến đầu tư tại các địa phương trong tỉnh.

Để hàng hóa nông sản của tỉnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, các ngành có liên quan của tỉnh cần hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận những thông tin cập nhật về các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc đối với một số sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm..., những xu thế và triển vọng của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất nhập khẩu sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm... với thị trường Hàn Quốc, như yêu cầu đối với chất lượng và sản phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu...

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]