Hội nghị góp ý bản thảo “Thúc ước Thanh Hóa”
Chiều 20-10, Nhà xuất bản Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị góp ý bản thảo “Thúc ước Thanh Hóa” của tác giả, nhà nghiên cứu Đào Huy Phụng. Dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các nhà nghiên cứu Hán, Nôm.
TS Hoàng Bá Tường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu ý kiến và đóng góp vào nội dung bản thảo.
Tác phẩm “Thúc ước Thanh Hóa” được nhà nghiên cứu Đào Huy Phụng dành thời gian sưu tầm, biên soạn công phu. Theo các văn bản thúc ước được sưu tầm thì thúc ước xuất hiện từ lâu, ít nhất là vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497) và tồn tại tương đối phổ biến trong các làng, xã ở nông thôn nước ta. Thúc ước được viết phần lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm (về sau có thêm một số bản chữ Quốc ngữ) theo thể biến ngẫu, thể phú dưới nhiều tên gọi khác nhau.
Nội dung của thúc ước chủ yếu miêu tả, ca ngợi cảnh quan làng xã, truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của địa phương; cổ vũ mọi người giữ gìn mỹ tục, thuần phong, nêu cao đạo đức, đạo lý của người làm quan, của người dân trong làng, chăm chỉ làm ăn, sống có trách nhiệm với cộng đồng, có nghĩa tình thân ái, giúp đỡ lẫn nhau “kính lão trọng xí”, “tôn sư trọng đạo” đề cao việc học, bảo vệ làng xã trị an, tuân theo lệ làng, phép nước...
Vì thế, tuy ra đời cách đây vài trăm năm, nhưng nhiều nội dung trong thúc ước vẫn còn ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc vận dụng xây dựng qui ước, quản lý vận hành xây dựng làng xã văn hóa mới hiện nay ở nước ta nói chung và Thanh Hóa nói riêng.
Để tập hợp đầy đủ những thúc ước hiện còn đến ngày nay, nhà nghiên cứu Đào Huy Phụng cho biết những khó khăn về phương pháp tiếp cận, đối chiếu, cũng như việc chú giải các điển cố. Tuy vậy, sau 20 năm sưu tầm, bản thảo “Thúc ước Thanh Hóa" về cơ bản đã hoàn thành.
Sách được cấu trúc gồm 2 phần. Phần 1: Thúc ước Thanh Hóa trong đời sống xã hội làng xã xưa và nay; Phần 2: 40 bản thúc ước ở các làng xã mà tác giả sưu tầm.
PGS.TS Mai Văn Tùng đánh giá cao những nội dung cuốn sách sẽ góp phần để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của xứ Thanh.
Đánh giá về bảo thảo, các PGS.TS Mai Văn Tùng và T.S Hoàng Minh Tường, Th.S Vũ Ngọc Định đã khẳng định: Tác giả Đào Huy Phụng đã tập hợp khá đầy đặn các thúc ước ở làng xã của Thanh Hóa còn lưu lại. Đây là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt: văn bản học, sử học, luật học, quản lý làng xã, phong tục tập quán... Tuy nhiên, sách nên được bố cục lại rõ ràng hơn (Khái quát, văn bản thúc ước và phụ lục). Trong đó nên đưa phần phiên âm trước văn bản dịch, và đưa văn bản gốc (Hán - Nôm) vào để minh họa. Về mặt văn bản học, đề nghị tác giả sử dụng bản gốc hoặc ít nhất có văn bản gốc làm đối chứng. Trường hợp không còn văn bản gốc cần phải khảo văn bản về niên đại, tác giả, dịch giả và nội dung. Về mặt đơn vị hành chính cần có những cập nhật, bổ sung, làm rõ địa danh hiện nay.
Nhà nghiên cứu Đào Huy Phụng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp.
Cuốn sách ra đời sẽ là tài liệu có giá trị khoa học và giá trị ứng dụng thực tiễn góp phần tích cực tuyên truyền cung cấp những nội dung lịch sử, văn hóa làng xã truyền thống. Từ đó nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa quê hương xứ Thanh nhắm phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết tooàn dân, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện và kiểu mẫu như Nghị quyết số 58 ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) đề ra.
Kiều Huyền
{name} - {time}
-
3 giờ trước
Tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi từ phát triển du lịch
-
4 giờ trước
Thăm đền Hổ Bái, nhớ công đức người xưa
-
07:08 20/10/2021
Tập huấn về phát huy giá trị văn hóa nghề thủ công truyền thống tại Bá Thước
Gìn giữ những “mảnh hồn quê”
Người trẻ và việc giữ gìn, phát huy trang phục truyền thống
Phát huy tiềm năng để du lịch văn hóa trở thành “đặc sản”
Nhặt lại tuổi xuân nhặt thì con gái
“Con chim Phượng” tôi luyện mình trong những cuộc thiên di
Phủ Tía - nơi lưu dấu ấn về nữ anh hùng dân tộc
Sức sống mới của dân ca, dân vũ xứ Thanh
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao
Khu Di tích Lăng miếu Triệu Tường - nơi in đậm dấu ấn vương triều Nguyễn
Địa phương
Thời tiết
- 21°C - 27°CCó mây, không mưa
- 20°C - 28°CNhiều mây, không mưa