(Baothanhhoa.vn) - Mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa xảy ra 20 trận thiên tai, trong đó có 1 cơn bão, 12 đợt nắng nóng gay gắt, 7 đợt mưa lớn gây nhiều ảnh hưởng và ngập úng. Trên biển, huyện có 4 sự cố, tai nạn tàu thuyền, làm 2 người chết, 1 người bị thương và 1 người mất tích. Mùa mưa bão 2024 đang vào thời điểm đáng lo ngại nhất, huyện đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho Nhân dân.

Hoằng Hóa chủ động phương án phòng chống thiên tai

Mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa xảy ra 20 trận thiên tai, trong đó có 1 cơn bão, 12 đợt nắng nóng gay gắt, 7 đợt mưa lớn gây nhiều ảnh hưởng và ngập úng. Trên biển, huyện có 4 sự cố, tai nạn tàu thuyền, làm 2 người chết, 1 người bị thương và 1 người mất tích. Mùa mưa bão 2024 đang vào thời điểm đáng lo ngại nhất, huyện đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho Nhân dân.

Hoằng Hóa chủ động phương án phòng chống thiên taiĐể ứng phó với tình trạng xâm thực bờ biển khu vực các xã Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa đã và đang phân công lực lượng tiến hành các biện pháp gia cố tạm thời. Ảnh: Việt Hương

Từ ngày 4/5/2024, khi mùa mưa bão chưa bắt đầu, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN & PTDS) với sự tham gia của tất cả các xã, thị trấn, phòng ngành, đơn vị liên quan trong huyện. Tại hội nghị, huyện đã đúc rút nhiều kinh nghiệm trong triển khai nhiệm vụ của năm 2023, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục. Đồng thời, triển khai các nhóm công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN & PTDS huyện vừa được kiện toàn.

Cũng từ đầu tháng 4, Hoằng Hóa đã triển khai nhiệm vụ nạo vét kênh mương, phá bỏ ách tắc dòng chảy trên địa bàn toàn huyện. Với sự vào cuộc tích cực của 34 xã, thị trấn và Chi nhánh Thủy lợi Hoằng Hóa, hơn 113km kênh, mương thủy lợi, sông trên địa bàn đã được nạo vét, vớt bèo, dọn cây thủy sinh để khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khi có mưa lũ. Cùng với đó, huyện cũng quyết liệt chỉ đạo để các đơn vị chuẩn bị vật tư PCTT theo phương châm “4 tại chỗ” được tỉnh giao. Đến nay, toàn huyện đã chuẩn bị 2.000m3 đất, 100m3 đá hộc, 100m3 đá dăm, 100m3 cát... Nhiều vật tư khác phục vụ công tác hộ đê cũng đã được các địa phương trong huyện tập kết sẵn sàng, trong đó có 7.000 bao tải, 4.000 cọc tre, 9 tấn rơm rạ, 370m2 lưới B40 và phên liếp, 74kg thép buộc...

Mùa mưa bão năm nay, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa đã rà soát, đưa ra danh sách 34 trọng điểm và vị trí đê điều, kè, cống xung yếu nguy hiểm, trong đó huyện Hoằng Hóa có 4 công trình. Đó là: cống Bến Xuôi trên đê hữu sông Lạch Trường thuộc thị trấn Bút Sơn, đoạn đê Đông sông Cung từ K2+150 đến K2+330 ở xã Hoằng Yến, đoạn đê Đông sông Cung từ K5+300 đến K5+650 thuộc xã Hoằng Ngọc và cống Phúc Ngư trên đê biển Hoằng Trường. Để bảo đảm an toàn tại 4 trọng điểm này, huyện Hoằng Hóa đã xây dựng phương án PCTT cụ thể cho từng trọng điểm, cử lực lượng canh đê, chuẩn bị sẵn các vật liệu và phương án ứng phó, phương án sơ tán dân khi có mưa bão gây sự cố.

Hoằng Hóa chủ động phương án phòng chống thiên taiHuyện Hoằng Hóa có 12,5km bờ biển, 2 cửa biển lớn là Lạch Hới và Lạch Trường nên công tác phòng chống thiên tai đang được chủ động triển khai.

Trong tháng 8 này, thị trấn Bút Sơn và nhiều xã trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai cắt tỉa cây xanh ven đường để bảo đảm an toàn nếu có bão đổ bộ nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng đổ cây, gãy cành gây hại cho người và tài sản. Trước đó, huyện đã tiến hành rà soát lại các công trình, nhất là công trình đang xây dựng, nhà cửa, cống tiêu, kênh tiêu để kịp thời có biện pháp ứng phó, sửa chữa, nạo vét, khắc phục những hư hỏng.

Trên địa bàn huyện, một thời gian dài chưa ghi nhận có siêu bão, nhưng địa phương cũng đã hoàn thành xây dựng các tình huống giả định và phương án ứng phó. Theo đó, khi các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo có bão rất mạnh, huyện sẽ triển khai công tác di dân sinh sống trong phạm vi cách bờ biển từ 200 đến 500m với 550 hộ/2.134 nhân khẩu và tổ chức sơ tán tập trung 242 hộ/1.050 nhân khẩu. Tình huống sắp có siêu bão, huyện sẽ tổ chức sơ tán khẩn cấp 496 hộ/2.152 nhân khẩu và tổ chức sơ tán tập trung là 64 hộ/285 nhân khẩu đang sinh sống trong phạm vi cách bờ biển từ 500m trở lên. Ngoài ra, những xã, thị trấn có dân cư sinh sống ngoại đê như Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang, Hoằng Cát, Hoằng Xuyên... khi có lũ, mực nước sông báo động từ trên cấp 2 trở lên, huyện cũng có phương án sơ tán để đảm bảo an toàn. Huyện cũng xây dựng các tình huống tràn đê, vỡ đê sông Cung, sông Mã, sông Lạch Trường kèm các giải pháp ứng phó khi có mưa bão rất lớn và siêu bão.

Bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên biển được huyện Hoằng Hóa xác định là nhiệm vụ quan trọng trong công tác PCTT. Hiện toàn huyện có hơn 900 phương tiện đánh cá lớn nhỏ với hơn 3.000 người thường xuyên tham gia khai thác trên biển. Ngoài các nhiệm vụ bảo đảm an toàn, huyện đã bố trí các nơi tránh trú khi có bão đổ bộ. Theo đó, khu âu tự nhiên Đồng Rởm xã Hoằng Châu, bãi neo đậu bè mảng xã Hoằng Thanh, dọc sông Cung vào sâu đất liền xã Hoằng Phụ... được bố trí là nơi tránh trú an toàn cho tàu bè trên địa bàn.

Để triển khai đồng bộ các giải pháp, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN & PTDS huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trong đó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện được giao là văn phòng thường trực để chủ trì, theo dõi, kết nối các thành viên, tham mưu cho huyện triển khai kịp thời các giải pháp và nhiệm vụ PCTT, TKCN & PTDS năm 2024.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]