(Baothanhhoa.vn) - Để công tác hòa giải ở cơ sở mang lại hiệu quả cao, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác hòa giải, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hòa giải ở cơ sở; phối hợp của các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động hòa giải; thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp, hòa giải viên; tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hòa giải cơ sở góp phần hạn chế khiếu nại, tố cáo

Để công tác hòa giải ở cơ sở mang lại hiệu quả cao, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác hòa giải, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hòa giải ở cơ sở; phối hợp của các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động hòa giải; thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp, hòa giải viên; tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên; tăng cường theo dõi, kiểm tra việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải.

Ban hòa giải xã Nga Thành (Nga Sơn) họp bàn công tác hòa giải các vụ việc khiếu nại tại cơ sở.

Làm từ cái tâm và trách nhiệm

“Hòa giải không chỉ để giải quyết mâu thuẫn nhất thời mà còn giúp hàn gắn tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình. Làm việc này phải từ cái tâm, trách nhiệm thì mới trụ được vì rất dễ va chạm” - đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Văn Sáu, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) nói về công tác hòa giải cơ sở.

Anh Sáu cho biết thêm: Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, từ chuyện vợ chồng to tiếng, xô xát với nhau, đến việc hàng xóm tranh chấp phần đất giáp ranh..., hễ có vụ việc là các thành viên trong tổ hòa giải của thôn có mặt kịp thời. Cố gắng phân tích có lý, có tình để chuyện nhỏ như không có, chuyện to thành chuyện nhỏ. Đến một lần không giải quyết xong thì các thành viên kiên trì đi lại nhiều lần cho đến khi mâu thuẫn được hóa giải, tình làng nghĩa xóm được tăng cường thì mới an tâm.

Việc làm của anh Sáu cũng như các thành viên trong tổ hòa giải thôn Nguyên Tiến cũng giống như hàng trăm các thành viên khác trong các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh, tất cả những việc họ đều làm vì cái tâm và trách nhiệm, với mục đích là gắn tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả sự nỗ lực, tự nguyện của các thành viên làm công tác hòa giải cơ sở cũng chỉ giới hạn ở việc giải quyết những mâu thuẫn nhỏ. Đối với những mâu thuẫn lớn thì cần phải có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương. Và thực tế là ở nơi nào đội ngũ cán bộ quan tâm giải quyết kịp thời những vướng mắc của dân thì ở đó việc khiếu kiện, tố cáo vượt cấp hạn chế.

Đơn cử như ở xã Nga Thành (Nga Sơn), khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã đã tuyên truyền, vận động vài chục hộ dân hiến đất xây dựng giao thông nông thôn. Có những hộ dân mất đến nửa phần đất thổ cư nhưng vẫn tự nguyện hiến đất cho xã làm đường. Mặc dù có một số hộ dân đòi tiền bồi thường nhưng cán bộ xã kiên trì gặp gỡ, vận động, thuyết phục; một lần không xong thì hai, ba và nhiều lần cho đến khi dân đồng thuận. Hay trong việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ dân với nhau, xã phải cử các thành viên trong ban hòa giải cùng các thành viên trong tổ hòa giải thôn mời các hộ dân lên xã hoặc nhà văn hóa thôn, lắng nghe họ trình bày, rồi phân tích, giải thích để người dân hiểu, nhận biết cái gì là đúng, cái gì còn sai, đi đến thống nhất hòa giải. Chính vì cách làm trên, những năm qua việc đơn thư, khiếu kiện trên địa bàn xã rất ít nếu có thì chỉ có những vụ việc vượt thẩm quyền xã giải quyết.

Đồng chí Mai Văn Quyên, Chủ tịch UBND xã cho biết: Căn cốt của việc không để khiếu kiện kéo dài, vượt cấp đó là giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, phát sinh ngay từ cơ sở. Khi giải quyết công việc phải khéo léo vận dụng cả lý, cả tình để tác động đến từng người. Việc đơn giản thì dùng tình làng nghĩa xóm để giảng hòa, việc căng thẳng thì vận dụng đến các quy định của pháp luật, có như vậy mới đi đến thành công trong việc giải quyết mâu thuẫn, khiếu kiện trong dân.

Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 5.571 tổ hòa giải với 34.659 hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 4 - 7 hòa giải viên, đa số tổ trưởng tổ hòa giải do trưởng thôn, bản, khối phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận đảm nhận; các thành viên khác gồm trưởng các đoàn thể: MTTQ, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, người cao tuổi. Trong quá trình hòa giải từng vụ việc cụ thể, tùy theo đối tượng và tính chất của từng vụ việc mà tổ trưởng tổ hòa giải có thể mời thêm các đối tượng khác như người có uy tín, thành viên tổ an ninh thôn... tham gia thành viên tổ hòa giải để hòa giải vụ việc.

Để nâng cao chất lượng hòa giải viên cơ sở, hằng năm Sở Tư pháp đều phối hợp các đơn vị, địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư; góp phần giảm thiểu số lượng các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại trong nhân dân. Riêng năm 2017, sở đã tổ chức 7 hội nghị tập huấn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho hơn 2.100 cán bộ làm công tác quản lý hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn của 7 đơn vị gồm: Nga Sơn, Thạch Thành, Quảng Xương, Bá Thước, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia, TP Sầm Sơn. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức tập huấn cho tổ trưởng tổ hòa giải và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho hòa giải viên trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Nhờ vậy, chất lượng hòa giải ở cơ sở được nâng lên rõ rệt, mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, trong năm 2017, các tổ hòa giải trong tỉnh đã tiếp nhận 5.933 vụ việc, hòa giải thành 4.942 vụ, đạt tỷ lệ 83%; 6 tháng đầu năm 2018, các tổ hòa giải tiếp nhận trên 2.901 vụ việc, trong đó hòa giải thành 2.407 vụ việc (đạt 85%).

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Tư pháp, những kết quả đạt được trong công tác hòa giải đã góp phần giải quyết được nhiều vụ việc dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhân dân. Nhờ làm tốt công tác hòa giải, nhiều địa phương đã hạn chế được số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cấp cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng dân cư và góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở.

Tuy nhiên, công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Một số địa phương chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cho công tác hòa giải. Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác hòa giải đôi lúc chưa thật chặt chẽ. Năng lực của một bộ phận làm công tác quản lý Nhà nước về hòa giải còn hạn chế. Kinh phí, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với hòa giải viên chưa được một số địa phương quan tâm đúng mức...

Để công tác hòa giải ở cơ sở mang lại hiệu quả cao, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác hòa giải, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hòa giải ở cơ sở; phối hợp của các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động hòa giải; thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp, hòa giải viên; tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên; tăng cường theo dõi, kiểm tra việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải. Bố trí hợp lý kinh phí cấp cho công tác hòa giải, cho hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên. Gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân thượng tôn pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Kịp thời biểu dương, khen thưởng để các hòa giải viên luôn luôn cố gắng nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Bài và ảnh: Tô Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]