Hiệu quả từ những khu vườn mẫu
Mô hình khu vườn mẫu giúp người dân tăng thu nhập, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương và XDNTM. Nhằm khuyến khích các hộ gia đình nông thôn khai thác tối đa diện tích đất vườn của mình để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đồng thời tạo không gian xanh, sạch, đẹp, xây dựng vườn mẫu được sự hưởng ứng mạnh mẽ của chính quyền các địa phương và người dân.
Khu vườn mẫu trồng dưa vàng tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương).
Là một trong nhiều mô hình vườn mẫu tại huyện Thọ Xuân mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, trước đây, gia đình anh Trần Văn Hùng, xã Xuân Phú chỉ trồng cây theo cách tự phát, không có quy hoạch cụ thể, năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp. Năm 2019, gia đình anh đã chuyển đổi 0,5ha đất trồng lúa sang trồng rau sạch theo hướng hữu cơ, sử dụng các loại phân bón hữu cơ tự nhiên và phương pháp quản lý dịch hại sinh học. Nhờ áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và hệ thống quản lý khép kín, vườn rau của gia đình anh Hùng cho năng suất cao và chất lượng rau sạch vượt trội, được tiêu thụ ở các thị trường lớn như Hà Nội và các tỉnh lân cận. Khi tham gia mô hình khu vườn mẫu, anh Hùng còn sử dụng bón phân hữu cơ và quản lý dịch hại bằng các phương pháp sinh học, năng suất cây trồng và thu nhập của gia đình anh đã tăng lên đáng kể, trung bình đạt khoảng 200 - 300 triệu đồng mỗi năm, gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây.
Tại huyện Như Thanh, mô hình khu vườn mẫu trồng thanh long và cam đã tạo ra giá trị kinh tế cao hơn. Nhiều chủ vườn đã chuyển đổi từ các loại cây trồng truyền thống như ngô, lúa sang cây ăn quả và cây dược liệu. Chị Nguyễn Thị Lý, một trong những người tiên phong tại xã Mậu Lâm, đã chuyển đổi 0,7ha đất trồng ngô của gia đình sang thanh long ruột đỏ từ năm 2018. Nhờ ứng dụng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến và phân bón hữu cơ, vườn thanh long của chị cho quả to, đẹp, ngọt. Sản phẩm thanh long của chị Lý mang lại cho gia đình thu nhập ổn định khoảng 250 triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động tại địa phương.
Các khu vườn mẫu thường áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, từ đó giảm thiểu ô nhiễm đất, nước và không khí. Đặc biệt, các khu vườn mẫu trồng rau sạch, người dân ưu tiên sử dụng các biện pháp canh tác bền vững, từ đó giúp giữ đất và nguồn nước trong lành. Điều này không chỉ tạo môi trường sống tốt hơn cho cộng đồng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người dân và người tiêu dùng, do sản phẩm không chứa hóa chất độc hại.
Những khu vườn mẫu tại Thanh Hóa đang chứng minh hiệu quả rõ rệt, là một hướng đi quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, vườn mẫu còn góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp. Hình ảnh các khu vườn xanh mướt, sạch đẹp, sản phẩm đảm bảo chất lượng không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo nên sức sống mới cho vùng quê và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2024-11-23 13:31:00
Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao
-
2024-11-23 11:30:00
Như Xuân tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng
-
2024-11-03 14:38:00
Hậu Lộc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất vụ đông
Hoằng Hóa đẩy nhanh tiến độ “cán đích” giải ngân vốn đầu tư công
Bản tin Tài chính 3/11: Giá vàng tuần tới được dự báo như thế nào?
Hoằng Hóa làm tốt quy hoạch để du lịch cất cánh
Vướng mắc trong triển khai nhiều dự án trọng điểm
Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024
Bản tin Tài chính 2/11: Giá vàng đồng loạt giảm, cửa hàng bán vàng nới lỏng quy định mua
Rà soát các khu đất, công trình có nguồn gốc của HTX, đơn vị sự nghiệp công lập đã giải thể, sau sáp nhập
Hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ khôi phục sản xuất, kinh doanh
Nhân rộng những điển hình thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế