Hé lộ nội dung thỏa thuận chia sẻ quỹ an ninh đổi lấy tài nguyên giữa Mỹ và Ukraine
Theo dự thảo thỏa thuận được Euronews công bố, Mỹ sẽ đưa ra thỏa thuận song phương trao cho nước này vai trò đồng quản lý các nguồn tài nguyên của Ukraine để đổi lấy cam kết tài chính dài hạn cho việc tái thiết sau chiến tranh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP.
Theo bản dự thảo của tài liệu mà Euronews và một nguồn tin thân cận với đề xuất này xem được, tuần này, Mỹ sẽ đề xuất với Ukraine một thỏa thuận song phương đảm bảo an ninh cho quốc gia này để đổi lấy việc chia sẻ chung các nguồn tài nguyên của Ukraine thông qua “Quỹ đầu tư tái thiết”.
Theo tài liệu, thỏa thuận song phương và thỏa thuận quỹ liên quan “sẽ cấu thành những yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của các thỏa thuận song phương và đa phương, cũng như các bước cụ thể để thiết lập hòa bình lâu dài”.
Bản dự thảo thỏa thuận nêu rõ Mỹ sẽ duy trì 100% quyền lợi tài chính trong quỹ và sẽ đồng quản lý quỹ này cùng với Ukraine “để thúc đẩy giá trị kinh tế liên quan đến các nguồn tài nguyên của Ukraine, bao gồm nhưng không giới hạn ở tài nguyên khoáng sản, tài nguyên dầu khí, cơ sở hạ tầng và cảng biển, cho đến khi quỹ được tài trợ đầy đủ”.
Theo dự thảo, quỹ này sẽ hoạt động trong giai đoạn bảo vệ tái thiết và đưa Ukraine trở lại mức GDP vào cuối năm 2021.
Chính phủ Ukraine dự kiến sẽ đóng góp 50% từ doanh thu vào quỹ, trừ đi chi phí hoạt động, nhưng có thể tăng mức đóng góp lên 66% đối với bất kỳ vùng lãnh thổ nào hiện do Nga kiểm soát có thể được giải phóng.
Theo tài liệu, Ukraine sẽ tiếp tục đóng góp vào quỹ “cho đến khi số tiền đóng góp đạt tới 500 tỷ đô la Mỹ”.
“Vì mục đích đó, Mỹ dự định cung cấp cam kết tài chính dài hạn cho sự phát triển của một Ukraine ổn định và thịnh vượng về kinh tế”, tài liệu nêu rõ.
Bản dự thảo đề ngày 21/2/2025, nhưng nguồn tin cho biết dự kiến văn bản này sẽ được phê duyệt ngày 26/2 “mà không có thay đổi nào”.
Mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ đã trở nên lạnh nhạt kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đàm phán chấm dứt chiến tranh trực tiếp với chính quyền Nga, gạt Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sang một bên.
Một số nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm Thủ tướng Anh Keir Stamer và Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz, đã bảo vệ Zelensky sau bình luận của Donald Trump.
Ukraine bước vào năm thứ tư của cuộc chiến vào ngày 24/2. Sự hỗ trợ của EU đối với đất nước này vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sẽ chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu được triển khai tới Ukraine như một phần của thỏa thuận tiềm năng nhằm chấm dứt chiến tranh.
TD (theo Euronews)
{name} - {time}
-
2025-07-13 15:07:00
Peru từ chối đầu tư vào dự án đường sắt Brazil-Trung Quốc qua Amazon
-
2025-07-13 11:08:00
Mỹ điều tra cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020
-
2025-07-13 07:55:00
Vấn đề hạt nhân Iran - Khi sức mạnh không khuất phục được ý chí
Công bố báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay ở Ấn Độ khiến 260 người thiệt mạng
Thu hồi 850.000 bình nước Inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng
Mỹ siết chặt chương trình Head Start do liên quan đến vấn đề người di cư
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc, phá vỡ mốc 113.000 USD
ASEAN 2025 nhất trí đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Timor Leste
Mỹ khởi động làn sóng sa thải thứ hai trong cơ quan hành chính liên bang
Starbucks thông báo sẽ sa thải 1.100 nhân viên
Nguyên nhân ban đầu gây sập dầm cầu khiến nhiều người thương vong ở Hàn Quốc
Tổng thống Phần Lan: Nếu Nga thắng ở Ukraine, Mỹ sẽ thua