Hai cuộc chiến thay đổi vận mệnh Syria
Sự phát triển đáng kinh ngạc của phe đối lập tại Syria trong tuần qua là hậu quả không mong muốn của hai cuộc xung đột khác, một gần và một xa quốc gia này.
Khói bốc lên tại trung tâm Damascus khi phe đối lập tiến vào thành phố này. Ảnh: AP
Syria đã hấp thụ quá nhiều oxy ngoại giao trong 20 năm qua. Kể từ cuộc xâm lược Iraq, Hoa Kỳ đã phải vật lộn để tìm ra một chính sách cho Syria để có thể đáp ứng được những nhu cầu rất khác nhau của các đồng minh Israel, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và đôi khi là các đối tác Iraq và Lebanon.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush đã đưa Syria vào trục ác; Obama không muốn động đến Syria nhiều vì sợ làm phức tạp thêm tình hình; trong nhiệm kỳ tổng thống trước, Donald Trump cũng đã ra lệnh dội bom Syria.
Hama, Homs, Damascus - tất cả một lần nữa lại trở thành tiêu điểm chỉ sau một đêm vì sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Bashar al-Assad. Nhưng Syria cũng từng là nơi diễn ra những phần đen tối nhất trong lịch sử - lần lượt là vụ thảm sát 20.000 người năm 1982 ở Hama, cuộc bao vây và sau đó là nạn đói ở Homs năm 2012, vụ đầu độc bằng khí Sarin ở Ghouta, gần Damascus năm 2013. Sau đó là ISIS từ năm 2014 đến năm 2017.
Số phận thay đổi một cách nhanh chóng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad không khởi nguồn ở Syria, mà là ở phía nam Beirut và Donetsk. Không có sự hỗ trợ của không quân Nga và lực lượng ủy nhiệm Hezbollah của Iran, Assad đã bị lật đổ.
Cuộc chiến tàn bạo kéo dài 2 tháng của Israel với Hezbollah có lẽ không mấy liên quan đến Assad. Nhưng nó có thể đã quyết định đến số phận của vị tổng thống này. Tương tự như vậy, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine diễn ra từ 34 tháng trước, có lẽ không cân nhắc nhiều đến số lượng máy bay phản lực hoặc quân lính mà họ có thể để lại cho Moscow để bảo vệ các đồng minh Trung Đông. Cuộc chiến tiêu hao đã khiến Nga “không có khả năng” hỗ trợ Assad.
Iran đã bị trói chặt trong 6 tháng qua, khi cuộc chiến với Israel đã phát triển thành các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa có rủi ro cao. Lực lượng ủy nhiệm chính của họ, Hezbollah, đã bị tê liệt bởi một cuộc tấn công nhắm vào máy nhắn tin của các thành viên, tiếp đó đó là nhiều tuần chịu không kích dữ dội. Những lời cam kết hỗ trợ của Tehran vẫn chỉ là việc đưa ra một tuyên bố chung với Syria và Iraq về “nhu cầu hành động tập thể” để đối đầu với quân nổi dậy.
Khi các cường quốc khu vực dường như không thể hành động, thì đây là thời điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ nắm bắt được tình hình bất ổn ở Syria. Ankara đã phải chơi một ván bài dài với Syria, đã tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn kể từ năm 2012. Ankara cũng đã phải chứng kiến các chiến binh người Kurd - Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) mà Hoa Kỳ đã huấn luyện, trang bị và giúp chống lại ISIS - phát triển một thành trì dọc theo biên giới của mình. Theo quan điểm của Ankara, vấn đề Syria chưa bao giờ biến mất mặc dù sự chú ý đến nó đã phai nhạt.
Cuộc tấn công toàn diện của nhóm chiến binh Hayat Tahrir al-Shams (HTS) cho thấy một bàn tay tinh vi đằng sau. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra đề xuất mạnh mẽ nhất cho đến nay, khi ông nói vào ngày 6/12 rằng ông đã cố gắng đàm phán về tương lai của Syria với Assad nhưng thất bại, và ông chúc cuộc tấn công thành công, cho đến tận thủ đô Syria. Đó không phải là một thông điệp tinh tế. Nhưng nó không cần phải diễn ra vào thời điểm có sự thay đổi lớn mà Erdogan có lẽ đã mong đợi từ lâu.
Những gì đang diễn ra ở Syria được nhiều nhà phân tích ví von như sự rung chuyển của tấm thảm để xã hội trở nên êm ả hơn. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy hòa bình có thể xa vời như thế nào và nỗi đau khổ của nó có thể sâu sắc đến mức nào.
TD
{name} - {time}
-
2025-01-14 09:05:00
Ukraine mất thế trận trên chiến trường, thoả thuận ngừng bắn còn mơ hồ
-
2025-01-13 07:00:00
Điều gì chờ đợi Trung Đông sau một năm đẫm máu?
-
2024-12-07 09:10:00
Giải mã các cuộc khủng hoảng chính trị ở châu Âu
30 năm Bản ghi nhớ Budapest và bài học của Ukraine
Lựa chọn nhân sự phụ trách vấn đề quốc tế của ông Trump dự báo quan hệ Mỹ - Nga sẽ gặp nhiều sóng gió
Phản ứng khác nhau của các quốc gia trước biến động chính trị tại Hàn Quốc
Cơ hội xích lại gần Nga của Donald Trump gặp khó bởi người tiền nhiệm
Thị trường Hàn Quốc biến động như thế nào sau khi tổng thống thiết quân luật
Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là “bài toán khó” với tân Tổng thống Donald Trump
Chuyện gì đang xảy ra ở Syria? Đâu là mục đích của phiến quân?
Georgia rung chuyển bởi biểu tình, Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan
“Bóng ma” chiến tranh Syria quay trở lại?