(Baothanhhoa.vn) - Guồng nước, công cụ lấy nước truyền thống của người dân miền núi, từ lâu đã không chỉ là biểu tượng của sự khéo léo và sáng tạo trong canh tác nông nghiệp, mà giờ còn có tiềm năng lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Guồng nước, công cụ lấy nước truyền thống của người dân miền núi, từ lâu đã không chỉ là biểu tượng của sự khéo léo và sáng tạo trong canh tác nông nghiệp, mà giờ còn có tiềm năng lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.

Video: Guồng nước ở miền Tây xứ Thanh: Vừa phục vụ sản xuất, vừa tạo điểm nhấn du lịch.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Tại các xã của huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa), người dân địa phương duy trì và sử dụng các guồng nước truyền thống (còn gọi là “bánh xe nước”), như một công cụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các guồng nước này không chỉ phục vụ tưới tiêu mà còn góp phần tạo nên nét đặc trưng văn hóa của khu vực miền núi phía Tây của xứ Thanh.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Guồng nước được cấu tạo từ các vật liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương như tre, luồng, nứa và mây rừng. Thiết kế gồm một bánh xe lớn gắn các ống tre quanh vành, được đặt tại các con suối có dòng chảy mạnh.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Khi nước đẩy bánh xe quay, các ống tre hứng nước từ suối đưa lên máng tre đặt ở vị trí cao hơn, từ đó nước được hệ thống đường ống dẫn vào các ruộng bậc thang.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Chỉ một con suối nhỏ tại thôn Sát, xã Ban Công (Bá Thước), đã có tới hàng chục chiếc “bánh xe nước”, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Mỗi guồng nước có đường kính từ 3 đến 5 mét, được người dân lắp đặt thủ công và thường xuyên kiểm tra, sửa chữa định kỳ trước mỗi vụ mùa.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hệ thống guồng nước giúp bà con giải quyết hiệu quả nhu cầu tưới tiêu, đặc biệt tại các thửa ruộng ở vị trí cao, không thể dẫn nước theo phương pháp tự chảy thông thường.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Bà Hà Thị Nhung, người xã Ban Công (Bá Thước), cho biết: “Bánh xe nước” là phương tiện quan trọng để đưa nước lên ruộng. Không có nó, ruộng trên cao dễ bị khô hạn, năng suất thấp".

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Bên cạnh vai trò phục vụ sản xuất, guồng nước còn là một trong những điểm nhấn văn hóa, du lịch của địa phương. Nhiều du khách khi đến với vùng cao Thanh Hóa đã bày tỏ sự quan tâm đến những bánh xe nước quay bên dòng suối, trong khung cảnh đặc trưng của các bản làng vùng cao.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Anh Đinh Văn Thới, một khách du lịch từ Hà Nội, nhận xét: "Đây là một nét đẹp rất độc đáo mà ít nơi còn giữ được. Hình ảnh các em nhỏ chơi quanh guồng nước, phụ nữ giặt quần áo... Vừa có giá trị sử dụng thực tế, vừa thể hiện nét văn hóa của người dân vùng cao, làm tôi rất hứng thú".

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Dù hiện nay nhiều địa phương đã tiếp cận với các thiết bị bơm nước hiện đại, người dân tại các xã vùng cao vẫn tiếp tục duy trì hình thức dẫn nước truyền thống này, góp phần bảo tồn một nét văn hóa cộng đồng.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Anh Hà Văn Thưởng (42 tuổi), ở Chiềng Lau, xã Ban Công, một người dân có nhiều kinh nghiệm làm guồng nước cho biết: "Từ thời ông bà, cha mẹ chúng tôi đã làm guồng như thế này. Chúng tôi vẫn giữ gìn, truyền dạy cho con cháu cách làm để không bị mai một".

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Hiện nay, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho bà con và lồng ghép hoạt động bảo tồn guồng nước truyền thống vào phát triển du lịch cộng đồng, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Guồng nước không chỉ là công cụ lao động mà còn là “di sản sống” chứa đựng trầm tích văn hóa, lịch sử và sáng tạo dân gian. Nếu được đầu tư đúng hướng, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, guồng nước hoàn toàn có thể trở thành điểm nhấn khác biệt trong bức tranh du lịch miền núi xứ Thanh. Đây là cơ hội lớn để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng đồng và nâng cao sinh kế cho người dân bản địa.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh
    Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

    Ẩn mình trong lòng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hang Dơi tại bản Kho Mường (xã Thành Sơn, huyện Bá Thước) là một kiệt tác địa chất còn nguyên vẹn giữa những ngọn núi đá vôi. Không chỉ là một điểm đến mang vẻ đẹp hoang sơ, hang Dơi còn là biểu tượng cho sự kết hợp kỳ diệu giữa thiên nhiên hùng vĩ và đời sống văn hóa bản địa.

  • Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh
    Pù Luông: Mùa vàng đang gọi

    Khi những tia nắng đầu hè bắt đầu trải dài trên những sườn đồi, Pù Luông - khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa - lại bước vào một trong hai mùa đẹp nhất trong năm: mùa lúa chín.

  • Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh
    Hành trình kết nối xanh: Pù Luông, bình yên và thơ mộng

    Tiếp nối chuỗi hành trình khám phá những miền đất xanh tươi và kết nối những giá trị bền vững, chương trình truyền hình thực tế “Hành trình kết nối xanh” phát sóng vào lúc 15h45 Thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam, với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), đã đưa khán giả đến với một nơi được mệnh danh là “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn xứ Thanh - Pù Luông.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]